Băn khoăn về hiệu quả
TTH - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố (ngày 9/9) được đa số dư luận và người dân đồng tình. Tuy nhiên, theo một số nhà quản lý và giảng viên Đại học Huế, phương án tổ chức kỳ thi gộp này còn có một số vấn đề cần quan tâm.
Đa số ý kiến được hỏi đều đồng tình với chủ trương tổ chức kỳ thi Quốc gia 2015 của bộ bởi kỳ thi gộp này sẽ giảm sự căng thẳng cho cả thí sinh và người nhà và đỡ đi sự cồng kềnh, tốn kém tiền của xã hội. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lĩnh vực giáo dục cũng tỏ ra băn khoăn về hiệu quả và độ tin cậy của kỳ thi.
![]() |
Thí sinh dự thi vào Đại học Huế trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014
|
PGS.TS Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế:
Phải tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ
Chủ trương này là đúng đắn nhưng để tổ chức kỳ thi Quốc gia nghiêm túc đòi hỏi các trường đại học chủ trì cụm thi được Bộ GD-ĐT giao tổ chức kỳ thi phải phối hợp với các địa phương tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan công bằng để không xảy ra tiêu cực trong thi cử. Đại học Huế đã có đề án tuyển sinh 2015 gửi bộ nhưng sau khi bộ có quyết định về kỳ thi Quốc gia năm 2015, Đại học Huế phải xem xét lại đề án này để phù hợp.
PGS.TS Nguyễn Thám, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế:
Chọn ba môn bắt buộc là đúng đắn
Bộ GD-ĐT chọn 3 môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ là đúng đắn vì nước ta đang hội nhập với thế giới, không thể không có ngoại ngữ. Còn sinh viên muốn thi vào ngành địa thì chọn thi môn thứ tư là môn địa, thi ngành sử chọn môn thứ tư là môn sử,...
PGS.TS Trần Huy Hoàng, Trưởng Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế:
Cần quan tâm đến việc coi thi
Thời gian thi diễn ra trong 4 ngày (9, 10, 11 và 12/6/2015) có thể tạo căng thẳng cho thí sinh. Bên cạnh đó, vấn đề coi thi cũng rất cần quan tâm để không xảy ra tiêu cực trong thi cử. Việc coi thi nên giao hẳn cho các trường đại học của Bộ quản lý tổ chức chứ nên giao cho đại học địa phương. Vì đã có tình trạng một số kỳ thi do đại học địa phương tổ chức không nghiêm túc nên vấn đề coi thi rất cần được quan tâm.
Đỗ Ngọc
|
Ngọc Hà
- Học trái tuyến và chuyện “chạy trường” (14/04)
- 4 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” (13/04)
- ĐH Huế bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh các môn năng khiếu (13/04)
- Nhiều trường xét tuyển theo phương thức riêng (13/04)
- Đại học Huế có 6 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” (13/04)
- Đào tạo người làm báo trí tuệ, nhân văn và trách nhiệm (13/04)
- Theo đuổi đam mê (12/04)
- Nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên: Cơ hội để bứt phá (12/04)
-
Học trái tuyến và chuyện “chạy trường”
- Giáo dục kỹ năng gia chánh cho học sinh
- Vượt khó từ yêu thương
- Sân trường “đoàn kết”
- 14 sản phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ VII
- 10 thạc sĩ Điều dưỡng Quốc tế khóa I tốt nghiệp
- Trường đại học Y - Dược khen thưởng 34 cá nhân tiêu biểu trong công tác đoàn
- Trải nghiệm Khóa hè 2021 "Cracking your future - Mở khóa tương lai" cùng UK Academy Huế
- Giữ gìn ca Huế trong giới trẻ
- Tập huấn cho giáo viên tiểu học về an toàn giao thông cho học sinh
-
Sinh viên Trường ĐH Nông lâm bán bánh, bán cam giúp bạn ghép thận
- Đại học Huế có 6 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
- Hợp tác thúc đẩy và phát triển thị trường lao động
- Hồ Ngọc Vĩnh Phát sẽ tham gia kỳ thi Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương
- Gỡ khó cho phân luồng học sinh
- Theo đuổi đam mê
- Nên đưa môn khoa học giao tiếp vào đào tạo chính khóa
- Đào tạo người làm báo trí tuệ, nhân văn và trách nhiệm
- Sản phẩm thân thiện từ mo cau
- Thu hút đầu vào, nâng chất lượng đầu ra