ClockThứ Năm, 08/06/2017 13:06

Bản lĩnh của chàng sinh viên khiếm thị

TTH - Chưa một lần nhìn thấy ánh sáng, song Nguyễn Công Cường, sinh viên (SV) năm nhất Khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Huế không hề cảm thấy thiệt thòi. Em luôn biết chấp nhận số phận và ngày càng trở nên bản lĩnh, lạc quan, luôn hướng về phía trước.

Nguyễn Công Cường

Nếu như trước đây, Cường sống trong vòng tay của gia đình, mọi thứ đều được bố mẹ quan tâm thì bây giờ, khi trở thành SV năm nhất Khoa Âm nhạc truyền thống, cuộc sống Cường dường như trở nên khó khăn hơn khi em quyết định rời xa gia đình, xa quê hương Đà Nẵng để ra Huế tiếp tục con đường học tập và theo đuổi đam mê.

Cường phải ở trọ một mình từ những ngày đầu tiên là SV. Bản thân em phải tự lo lấy mọi thứ, từ sinh hoạt cá nhân đến chuyện học hành. Những ngày đầu, em gặp rất nhiều khó khăn, cơ thể em có nhiều vết bầm tím vì bị va đập với mọi thứ khi mắt em không nhìn thấy được gì. Nhưng qua thời gian, Cường đã quen dần với con đường vào chỗ trọ, quen với căn phòng tối và mọi thứ được em sắp đặt xung quanh mình.

Em cũng gặp không ít khó khăn khi hoà nhập cộng đồng, nhất là khi đi học em phải nhờ người dẫn đến lớp. Ngoài ra, các kiến thức thầy cô truyền đạt chỉ có thể nghe bằng tai, còn các ví dụ minh họa viết trên bảng em không thể nhìn thấy nên khá khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn, sinh động.

Cường tâm sự: “Bố mẹ là động lực giúp em nỗ lực hơn nhiều lần so với người bình thường. Để không thua kém bạn bè, những kiến thức không thể nhìn thấy được, em đều nhờ bạn bè, thầy cô hướng dẫn, giải thích, nhờ thế, thành tích học tập của em khá ấn tượng: 12 năm liền Cường là học sinh giỏi, đạt giải nhất học sinh giỏi văn cấp TP. Đà Nẵng năm lớp 9, giải nhì học sinh giỏi văn cấp TP. Đà Nẵng năm lớp 12; giải nhất viết thư UPU Quốc tế, giải khuyến khích cấp quốc gia năm lớp 9…

Cường còn được mọi người biết đến bởi khả năng chơi đàn bầu khá tốt. Cường cho biết, em bắt đầu yêu thích và theo học đàn bầu từ năm lớp 6, cho đến bây giờ, chơi đàn bầu đã trở thành niềm đam mê của em. Chính vì vậy, Cường chọn theo đuổi chuyên ngành đàn bầu tại Khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Huế để thỏa niềm đam mê của mình. Cô Nguyễn Thị Hồng Lê, Trưởng bộ môn đàn bầu, Khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Huế nhận xét, ngoài năng khiếu, Cường có niềm đam mê đặc biệt với môn học này, do đó, em có khả năng cảm thụ nhạc tốt và chơi đàn khá hay, là một trong những sinh viên có triển vọng của bộ môn đàn bầu.

Bài, ảnh: Như Quỳnh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản lĩnh người chỉ huy nơi “đầu sóng ngọn gió”

Trên cương vị Hải đội trưởng Hải đội 2 Biên phòng, Trung tá Lê Văn Hải là người trực tiếp chỉ huy nơi “đầu sóng ngọn gió”, để đơn vị liên tục lập chiến công, hoàn thành xuất sắc những chuyến tuần tra; bắt tàu hoạt động khai thác giã cào trái phép; xuất kích cứu hộ, cứu nạn trên biển, đảm bảo tính mạng, sức khỏe ngư dân…

Bản lĩnh người chỉ huy nơi “đầu sóng ngọn gió”
Bản lĩnh của một cựu chiến binh

Vượt bao khó khăn và thương tật, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Duy Tố (TT. Phú Lộc) đã tự tay gây dựng nên cơ ngơi vườn tược, cây cảnh bonsai để phát triển kinh tế.

Bản lĩnh của một cựu chiến binh
Xây dựng ý chí, bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ

Đại đội Phòng không 594, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh là đơn vị 7 năm liền (2015 – 2021) được Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng, nhiều năm được Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Xây dựng ý chí, bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ
Không cho phép “né” trách nhiệm

Trong những điều kiện khó khăn, phức tạp, nhạy cảm mới đánh giá được bản lĩnh của người cán bộ, đảng viên. Dám đương đầu, không né tránh trách nhiệm là đòi hỏi phẩm chất cần thiết của những người được giao trách nhiệm lãnh đạo, quản lý.

Không cho phép “né” trách nhiệm
Return to top