ClockThứ Bảy, 16/12/2017 06:41

Bản lĩnh văn hóa miền Trung

TTH - (Đọc “Tượng thờ Hindu giáo: Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt”)

Ra mắt sách nghiên cứu về tượng thờ Hindu giáo

Suốt một thời kỳ dài, nếu như miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Hoa theo phương thức chinh phục và đồng hóa, thì phần lớn dải đất miền Trung - miền Nam ngày nay lại nằm trong vùng ảnh hưởng Ấn Độ giáo, nhờ vào con đường thương nghiệp và văn hóa. Từ vị trí địa - chính trị - lịch sử đó, Việt Nam chịu sự tác động trực tiếp, tạo nên một quá trình tôi rèn bền bỉ và khôn khéo trong việc tìm ra phương thức bảo vệ và gìn giữ những giá trị bản sắc Việt.

Bao lần dù bị động hay chủ động trước cuộc va chạm thô bạo hay tiếp xúc hòa bình, người Việt đều có thái độ ứng xử uyển chuyển và linh hoạt khi giao tiếp với các nền văn minh, văn hóa khác. Trên con đường đi về phương Nam, tiếp cận với di sản văn hóa Champa, người Việt không bài xích, triệt tiêu mà tìm cách dung nạp, linh hoạt sống chung, chọn lọc để biến dưỡng, tạo ra thành tố mới trong di sản văn hóa của mình, không phân biệt gốc gác dị giáo, hay mang tâm lý kỳ thị.

Đó là nền tảng quan trọng tạo lập nên cốt tính của văn hóa miền Trung nhìn từ làng, xã suốt chiều dài lịch sử. Vấn đề then chốt này đã được Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế xem xét, tiếp cận và giải quyết từng bước qua công trình sách Tượng thờ Hindu giáo: Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt (Nguyễn Hữu Thông chủ biên và nhóm tác giả, Huế: NXB Thuận Hóa, 2017).

Điểm cần nhấn mạnh là nết bao dung và nhân văn đáng tự hào trong quá trình người Việt có mặt ở vùng đất phương Nam, trước những tình huống ngặt nghèo nhạy cảm để chọn lựa một thái độ ứng xử đặc trưng với di sản Hindu giáo của người Chăm để đến hôm nay, tất cả đã trở thành tài sản chung của cả cộng đồng quốc gia Việt Nam. Là kết quả gần 10 năm nghiên cứu theo phương thức xã hội hóa, cuốn sách góp thêm tư liệu và góc nhìn về vấn đề tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt - Chăm trong đời sống làng xã miền Trung, qua những dẫn chứng cụ thể, giới thiệu về nghệ thuật tạo hình, giá trị mỹ thuật, tín ngưỡng, sự giao thoa văn hóa Việt - Chăm thông qua việc tiếp nhận các dạng tượng thờ, phù điêu Hindu giáo trong các ngôi chùa, miếu Việt.

Công trình đã đi sâu nghiên cứu hiện tượng thờ các bức tượng Hindu giáo ở các cơ sở tín ngưỡng hiện nay, tập trung vào các nội dung chính yếu như Hiện tượng chuyển hóa và biến dưỡng văn hóa - nhìn từ miền Trung Việt Nam (phần 1), Con đường xuôi Nam của người Việt và Nghệ thuật chinh phục vùng đất mới trên góc độ văn hóa tâm linh (phần 2), Sự tiếp nhận tượng thờ Hindu giáo trong không gian tôn giáo Việt (phần 3), qua cách thức định danh, thiết trí thờ tự, kỹ thuật xử lý, huyền thoại hóa...

Công trình được minh họa bởi nguồn tư liệu sinh động gắn liền quá trình điền dã tận nhiều làng xã từ Quảng Bình đến Quảng Nam, với 222 ảnh chụp các bức tượng, cơ sở tín ngưỡng đền, miếu, chùa, nhà thờ... Tư liệu thuyết minh này được chọn lọc, bố cục có chủ ý, trở thành một phần quan trọng của cuốn sách, với những nhận xét và đánh giá cụ thể, trực tiếp. Quan điểm thống nhất xuyên suốt của nhóm tác giả về quá trình Nam tiến không thuần túy là sự điền thế mà là quá trình xen cư, cộng cư với người bản địa, làm nên bức tranh làng xã miền Trung.

Người Việt khi đến vùng đất mới, đối diện với những hệ tượng thờ của tôn giáo xa lạ, đã tự hóa giải và tôn thờ theo cách của mình. Chính các xu hướng nữ thần hóa, dân gian hóa, chính thống hóa và Phật giáo hóa là phương thức hữu hiệu để từng bước Việt hóa mọi di sản Hindu giáo vốn có nhiều dị biệt, xa lạ trên dải đất miền Trung, xác lập nên những giá trị đặc trưng. Người Việt đi về phương Nam được phác họa sinh động, phong phú và đầy chất sáng tạo, với những cuộc giao tiếp - giao lưu tinh tế, hòa hợp qua những trang viết, hình ảnh đa dạng.

Qua nhiều trang viết và hình ảnh trong sách, cuộc di dân về phương Nam của người Việt hiện ra sống động. Quá trình tiếp nhận, biến đổi và thờ phụng tượng Hindu của người Việt trên vùng đất mới gắn liền khát vọng an bình trước thế lực thần thánh xa lạ, lòng thành tiếp nhận và gắn kết những linh vật ấy vào vị trí chính danh trong hệ thống thờ tự và thần linh Việt. Những điều chỉnh hữu hiệu về mặt tạo hình, thiết trí, tên gọi... đã đưa những Civa, Visnu, Brahma, Uma, Poh Nagar… đi vào thế giới tâm linh Việt, là hóa thân của Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bà Dương, Bà Yang…, hoặc trở thành “thần Việt gốc Chăm” (Bà Lồi, Bà Thu Bồn, Thai Dương Phu Nhân, Bố Y Na hay Thiên Y A Na…). Nhờ vậy, các pho tượng Hindu giáo trở thành những linh tượng được chiêm bái và bảo tồn một cách tự nhiên, tự nguyện dưới nhãn quan thuần Việt, không hề thay đổi trong đời sống tinh thần cho đến hôm nay.

Qua nhiều trang viết và hình ảnh trong sách, cuộc di dân về phương Nam của người Việt hiện ra sống động. Quá trình tiếp nhận, biến đổi và thờ phụng tượng Hindu của người Việt trên vùng đất mới gắn liền khát vọng an bình trước thế lực thần thánh xa lạ, lòng thành tiếp nhận và gắn kết những linh vật ấy vào vị trí chính danh trong hệ thống thờ tự và thần linh Việt. Những điều chỉnh hữu hiệu về mặt tạo hình, thiết trí, tên gọi... đã đưa những Civa, Visnu, Brahma, Uma, Poh Nagar… đi vào thế giới tâm linh Việt, là hóa thân của Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bà Dương, Bà Yang…, hoặc trở thành “thần Việt gốc Chăm” (Bà Lồi, Bà Thu Bồn, Thai Dương Phu Nhân, Bố Y Na hay Thiên Y A Na…). Nhờ vậy, các pho tượng Hindu giáo trở thành những linh tượng được chiêm bái và bảo tồn một cách tự nhiên, tự nguyện dưới nhãn quan thuần Việt, không hề thay đổi trong đời sống tinh thần cho đến hôm nay.

Minh Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gieo thói quen đọc sách cho trẻ từ niềm hứng khởi

Hẳn nhiều cha mẹ đều biết lợi ích của việc đọc sách đối với con trẻ. Tuy nhiên làm sao để hình thành được thói quen đọc sách cho con từ nhỏ và làm sao để con hứng thú với việc đọc sách thay vì những trò chơi trên điện thoại thông minh, iPad… thì không phải ai cũng biết.

Gieo thói quen đọc sách cho trẻ từ niềm hứng khởi
Lắng nghe ý kiến bạn đọc

Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế chiều 12/12 tổ chức hội nghị bạn đọc năm 2023 với sự tham gia của đông đảo bạn đọc ở nhiều độ tuổi cũng như các câu lạc bộ đọc sách trên địa bàn tỉnh.

Lắng nghe ý kiến bạn đọc
Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Số người đọc sách văn học ngày càng ít đi

Gần 30 năm sáng tác, Đại tá - nhà văn Nguyễn Đình Tú (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) đã luôn làm mới mình trong hành trình kiếm tìm, sáng tạo. Tác phẩm của anh luôn đi tìm và giải mã cái tôi bí ẩn giữa những thanh âm ngổn ngang của đời sống đương đại. Dù viết về đề tài nào, Nguyễn Đình Tú cũng có cái nhìn đa dạng, đa sắc với chiều sâu nội tâm. Gặp anh trong một lần đến nói chuyện văn chương với học sinh xứ Huế, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện rất cởi mở, thân tình về nghề viết, về đời sống văn nghệ nước nhà...

Nhà văn Nguyễn Đình Tú Số người đọc sách văn học ngày càng ít đi
Trái tim của ngôi nhà

"Tủ sách là trái tim của ngôi nhà!". Tôi nhớ, đã có lần nghe ai nói như thế!

Trái tim của ngôi nhà
Return to top