ClockThứ Hai, 18/11/2019 14:43

Bàn phím MacBook Pro 2019 dùng lại thiết kế cũ

Bàn phím trên MacBook Pro 16 inch vừa ra mắt dùng cơ chế cắt kéo như các phiên bản từ 2015 về trước thay vì cánh bướm (Butterfly) nhiều lỗi.

MacBook 2019 sẽ có thiết kế bàn phím mới

Chuyên trang "mổ xẻ" thiết bị số iFixit mới đây đã tháo MacBook Pro mới nhất để khám phá các linh kiện bên trong. Trong số này, chi tiết về bàn phím Magic Keyboards gây chú ý nhiều hơn cả, bởi nó vừa được Apple thay đổi kể từ sau 2015.

Phím trên MacBook Pro 2019 dùng cơ chế cắt kéo kiểu cũ nhưng đã được tinh chỉnh

Các chuyên gia của trang này nhận thấy, phím mới thiết kế dạng cắt kéo, có hành trình dài hơn khoảng 5mm, phần nhựa (keycaps) dày hơn 0,2mm so với Butterfly. Phím mới cũng được nhận xét là chắc chắn hơn nhưng cũng dễ tháo rời và thay thế hơn.

Tuy vậy, kết cấu mới này lại không khác nhiều so với bàn phím từ những mẫu MacBook từ 4 năm về trước. Nói cách khác, Apple dường như đã quay lại với loại cắt kéo cũ và tinh chỉnh sao cho tốt hơn.

"Sau nhiều năm, Apple đã quay về bàn phím cũ. Có vẻ như câu nói: 'Nếu thứ gì chưa hỏng, đừng nên sửa nó!' luôn đúng", The Verge nhận xét.

Thiết kế bàn phím cắt kéo gồm hai thanh đỡ chéo nhau, trong khi bàn phím cánh bướm dùng khớp nối nhỏ chính giữa. Khoảng không gian trống nhỏ bên dưới phím cánh bướm giúp Apple có thể tạo MacBook mỏng nhẹ hơn, nhưng lại là nơi hút bụi bẩn và vụn thức ăn.

Apple giới thiệu bàn phím cánh bướm lần đầu năm 2015, áp dụng cho cả dòng MacBook Air, MacBook (12 inch) và MacBook Pro. Dù liên tục được cải tiến, thiết kế này vẫn gặp nhiều lỗi, khiến Apple thường xuyên bị chỉ trích. Lỗi kẹt phím hoặc gõ lặp do bụi phổ biến đến mức Apple phải triển khai chương trình thay thế bàn phím miễn phí trong bốn năm cho tất cả MacBook.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần gũi thiên nhiên với biophilic design

Xu hướng thiết kế biophilic design chú trọng việc kết nối con người với các yếu tố từ thiên nhiên, tạo ra không gian chữa lành ngay tại nhà.

Gần gũi thiên nhiên với biophilic design
Cặp linh vật rồng khổng lồ chào đón Tết Giáp Thìn

Một cặp rồng với kích thước lớn - linh vật biểu tượng của năm Thìn đang được tạo hình trước sự tò mò của người dân lẫn du khách. Cặp rồng này được đặt tại không gian khoảng sân lớn đối diện cổng Trường Quốc Học trên đường Lê Lợi, TP. Huế.

Cặp linh vật rồng khổng lồ chào đón Tết Giáp Thìn
Nhà mới với vật liệu cũ

Theo đuổi xu hướng hoài cổ, nhiều người trưng dụng vật liệu cũ để xây dựng, làm lại căn nhà mới. Nếu biết cách sử dụng, thì cũ mà vẫn đẹp, không hề lạc hậu, cũ mà vẫn bền và cũ mà... mới.

Nhà mới với vật liệu cũ
Cá nhân hóa không gian sống

Cá nhân hóa kiến trúc nhà ở là một phương pháp thiết kế và thi công xây dựng nhà ở nhằm tạo ra một không gian phục vụ đúng nhu cầu có tính cá nhân hóa. Ở đó, gia chủ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì các không gian đúng gu thẩm mỹ và đáp ứng thói quen sinh hoạt của mình và gia đình.

Cá nhân hóa không gian sống

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top