ClockThứ Tư, 03/04/2019 08:33

Báo chí chính thống đi đầu tuyên truyền về chuẩn mực văn hóa ứng xử

TTH - Tác động mạnh mẽ nhất đối với xã hội và cộng đồng chính là báo chí truyền thông. Báo chí cần đi đầu trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử. Trước hết, báo chí cần quán triệt, thực hiện tốt 10 quy định về đạo đức của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017).

Phát huy vai trò của báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí

Những năm qua, thực hiện Chỉ thị 03 “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhiều bộ ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan đoàn thể, giáo dục, y tế, lực lượng vũ trang, báo chí đều xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Điển hình như 12 điều y đức của ngành y tế; đạo đức nhà giáo gồm 4 điều 25 điểm; đạo đức nghề nghiệp của viên chức; 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam…

Văn hóa ứng xử thể hiện sự hiểu biết về các phong tục, tập quán của đời sống xã hội, đặc thù nơi mình sinh sống, công tác. Ứng xử đúng đắn, chuẩn mực phải tuân theo những quy ước và yêu cầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất. Chẳng hạn mỗi người tham gia giao thông phải tuân thủ luật giao thông, đi đúng phần đường, dừng xe đúng vạch khi đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng, vượt xe trái luật, phải đi đúng tốc độ quy định.

Trong giao tiếp hàng ngày, giữa cá nhân và cộng đồng xã hội phải giữ phép lịch sự, tôn trọng nhau, khi giao dịch phải xếp hàng không chen ngang, không hút thuốc, xả rác nơi công cộng chính là chuẩn mực văn hóa ứng xử.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nếu giải quyết được hai viêc: không chen lấn và bỏ rác đúng nơi quy định thì hình ảnh Việt Nam cũng nâng lên đáng kể.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: “Văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Báo chí là một bộ phận của văn hóa. Nhiệm vụ của báo chí là sáng tạo, phổ biến, lưu truyền văn hóa. Mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hóa, mỗi nhà báo là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”. "Một dân tộc có nền kinh tế phát triển cũng đáng được ca tụng, nhưng sẽ vinh dự, tự hào hơn nếu được ca ngợi là một dân tộc có văn hóa".

Ngày 25/12/2018, Hội Nhà báo Việt Nam họp báo ban hành quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Trên cơ sở cụ thể hóa điều 5 của 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo, theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Hồ Quang Lợi, đây là những quy tắc, quy định thể hiện trong đó những chuẩn mực văn hóa ứng xử của người làm báo Việt Nam trong hoạt động nghề nghiệp và cả trong cuộc sống.

Bác Hồ - Người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam từng căn dặn người làm báo và cán bộ báo chí: “Cán bộ làm báo là chiến sĩ cách mạng… Người làm báo phải là những chiến sĩ trên mặt trận báo chí”.

Tác phẩm báo chí là sản phẩm văn hóa có tác dụng phổ biến, lưu truyền văn hóa, và định hướng dư luận. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, trong xã hội nhiễu loạn thông tin, báo chí chính thống cần đi đầu trong truyền thông chuẩn mực văn hóa. Tích cực phản ánh những gương tốt, mặt tốt về tập thể, cá nhân trong thực hiện đạo đức công vụ trên các lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn vì cộng đồng, vì một xã hội văn hóa, văn minh. Đồng thời đấu tranh, phê phán những mạng xã hội lệch chuẩn về văn hóa, cổ súy hành vi phản cảm trái đạo lý, coi thường kỷ cương, phép nước.

Báo chí chính thống cần nêu gương thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của mỗi tờ báo, hưởng ứng tuyên truyền đúng định hướng. Thông điệp “Báo chí truyền thông chuẩn mực văn hóa ứng xử” tạo cảm xúc cho những người làm báo nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân trong tác nghiệp, định hướng dư luận, làm tốt hơn tinh thần Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII về văn hóa, Chỉ thị 03 về học tập làm theo tấm gương đạo đức, tác phong, phong cách làm báo Hồ Chí Minh, đấu tranh với biểu hiện “diễn biến’’, “tự diễn biến”, góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được bồi đắp qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân lên tiềm năng du lịch văn hóa, sinh thái của Việt Nam - Di sản văn hóa Cố đô Huế là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi: “Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta càng nhất quán, kiên định quan điểm văn hóa là một mặt trận, một bộ phận cấu thành không thể tách rời của sự nghiệp cách mạng nước ta. Hình thành, xây dựng, định hướng các chuẩn mực văn hóa ứng xử, là công việc lâu dài, phức tạp, muốn thành công phải có sự vào cuộc đồng bộ của nhiều bộ, ngành, cá nhân, tổ chức, của cả hệ thống chính trị, trong đó có lực lượng báo chí hùng hậu của cả nước”.

 Phan Văn Toàn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp: Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Với chức năng là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) hai cấp của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; qua đó, góp phần giúp người dân hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.

Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

Chiều 7/4, tại Khoa Báo chí – Truyền thông Trường đại học Khoa học đã diễn ra hội thảo “Nhiếp ảnh thương mại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” do trường phối hợp Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và được tài trợ bởi công ty chuyên sản xuất về thiết bị chụp hình Yongnuo.

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top