ClockChủ Nhật, 11/08/2019 06:42

Bao giờ mới “như khúc tình tang”

TTH - Hạn hán bắt đầu ụp đến. Nhiều diện tích lúa ở Thừa Thiên Huế có nguy có thiếu nước. Hồ Quao có sức chứa 10 triệu m2 vậy mà năm nay trơ đáy.

Thời tiết cực đoan là điều chúng ta thường hay nghe nói. Vấn đề là vì sao thời tiết trở nên cực đoan? Câu trả lời dễ nhất là biến đổi khí hậu. Vì sao biến đổi khí hậu? Có nhiều lý do, trong đó có một lý do do con người tạo ra là hiệu ứng nhà kính. Đừng tưởng hồ Quao không liên quan gì đến hiện tượng này – nắng nóng kéo dài, mưa ít, rừng bị đốn chặt nhiều nên khả năng giữ nước của rừng kém đi.

Thời tiết cực đoan tác động không chừa một ai, nhưng người bị tác động nhiều nhất chính là nông dân. Tư liệu sản xuất của người nông dân chính là đồng ruộng, nói rộng ra là đất đai. Nhiều ngành công nghiệp phát triển đã tạo ra những tác động tiêu cực đến thời tiết và những yếu tố khác. Tuy nhiên, người nông dân cũng khó mà đổ lỗi cho ai bởi chính bản thân mình cũng tham gia tác động một phần tạo ra sự bất lợi nói trên. Các nhà khoa học tính toán rằng, ngành nông nghiệp là ngành thải khí cacbon vào không khí nhiều nhất. Họ sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nhiều loại hóa chất khác làm cho hệ sinh thái mất cân bằng, môi trường bị ô nhiễm; nhiều loại bệnh tật phát sinh; cháy rừng, xâm thực ngày càng nhiều. Họ chạy theo số lượng để tạo ra nhiều nông sản mà quên đi chất lượng. Nói một cách nôm na là chính mình làm hại mình!

Để điều chỉnh thời tiết, môi trường, thói quen sống của con người như trước đây là điều không dễ. Tuy nhiên, dù sao cũng đáng mừng khi có nhiều dấu hiệu về sự thay đổi lối sống, thói quen tiêu dùng, ý thức về môi trường thiên nhiên…

Đầu tiên là người dân chúng ta ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường sống – trồng nhiều diện tích rừng hơn, cây xanh hơn (ở Thừa Thiên Huế mấy năm gần đây phát triển rất mạnh rừng trồng và rừng ngập mặn). Người ta không chạy theo số lượng mà bắt đầu có ý thức về chất lượng. Phát triển nông sản sạch (sử dụng cũng vậy) để nâng cao giá trị đang là một xu hướng phát triển rất mạnh. Rồi phát triển năng lượng tái tạo; tạo dựng lối sống hài hòa với thiên nhiên… tức là chúng ta đang tạo ra những tiền đề tốt.

Sáng hôm qua nhìn thấy một cô gái thướt tha đạp xe trên đường Hùng Vương. Tóc xõa dài ngang lưng, mặt bịt khẩu trang. Khi vào cơ quan mới nhận ra đó chính là cô phát thanh viên, dẫn chương trình của một đài truyền hình. Cô cho biết, đã đạp xe đạp đi làm nhiều tháng nay rồi. Buổi sáng trời còn mát mẻ đạp xe đến cơ quan. Trưa về trời nắng quá nên để xe đạp lại cơ quan đi xe máy về. Buổi chiều mát mẻ thì lại để xe máy lại, đạp xe đạp về nhà. Một thói quen quá hay đối với một thành phố thơ mộng như Huế. Đạp xe ngày hai vòng vừa khỏe người, vừa tiết kiệm, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Và nếu “đẩy” vấn đề đi xa hơn là hình ảnh đó làm “duyên dáng” hơn cho thành phố.

Tôi lại nhớ một cuốn sách “Kiến trúc ký” của KTS nổi tiếng Tạ Mỹ Dương, có tựa đề là Đá hát. KTS đã đi nhiều nước trên thế giới, ghi lại nhiều hình ảnh kiến trúc của nhiều nước, kèm theo là những tản văn ngắn. Khi mô tả về đất nước Hà Lan, KTS cho biết chung quanh người Hà Lan không thiếu bất cứ một thứ gì của một đất nước tiên tiến, phát triển. Vậy mà, phương tiện duy chuyển chủ yếu của họ trong thành phố là xe đạp. Hình ảnh những người Hà Lan đi làm, đi chơi, đi chợ… bằng xe đạp, tác giả nói rằng: “Như khúc tình tang”.

Tôi hy vọng và tin rằng người Việt Nam chúng ta, người Huế của cũng ta, đến một ngày nào đó cũng sẽ thay đổi như vậy. Đơn giản là vì, con người chúng ta luôn khao khát tạo ra cái mới, chạy theo cái mới, cái tiện lợi… Đến một lúc nào đó “đủ đầy”, chúng ta sẽ nhận ra rằng, môi trường sống chính là điều quan trọng nhất.

LÊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gửi yêu thương trên thao trường

Ngày 29/3, Tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Hội phụ nữ các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình Đồng hành cùng chiến sĩ mới – Gửi yêu thương trên thao trường, Khâu áo chiến sĩ và bữa cơm ấm lòng tình mẹ.

Gửi yêu thương trên thao trường
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Để chiến sĩ mới yên tâm vững vàng

Ngày 26/2, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (HLCĐ), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, rộn ràng bước chân của 115 chiến sĩ mới (CSM). Trong những nụ cười, xen lẫn rất nhiều bỡ ngỡ. Thượng tá Hoàng Minh Hùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng, phụ trách Chỉ huy trưởng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, trực tiếp cùng Ban Chỉ huy Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (HLCĐ) khích lệ, để CSM ổn định, yên tâm, vững vàng bước vào huấn luyện.

Để chiến sĩ mới yên tâm vững vàng
Học sinh cần làm gì trước phương án thi tốt nghiệp mới

Bắt đầu từ năm 2025, học sinh cuối cấp trung học phổ thông (THPT) sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Việc thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT sao cho phù hợp với chương trình mới đang được xã hội đặc biệt quan tâm.

Học sinh cần làm gì trước phương án thi tốt nghiệp mới
Return to top