ClockThứ Bảy, 01/06/2019 13:35

Bảo hiểm y tế toàn dân

TTH - Bảo hiểm y tế, xét về bản chất, không hướng đến mục tiêu kinh doanh mà mục tiêu tối thượng là chăm sóc tốt hơn sức khỏe của người dân.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếNợ bảo hiểm y tế, nhiều bệnh viện tuyến huyện gặp khó

Thừa Thiên Huế đã đạt gần đến ngưỡng “bảo hiểm y tế toàn dân”. Bản chất của mọi loại hình bảo hiểm là huy động sự đóng góp của số đông bù cho số ít, trích lập thu nhập đề phòng rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Đối với những nhà kinh doanh bảo hiểm, họ tính toán như thế nào đó để số lượng người đóng bảo hiểm, nguồn thu đóng bảo hiểm có thể bù đắp cho chi phí và có lời; quản lý, điều hành nguồn quỹ sao cho giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Trên thế giới, có một loại hình bảo hiểm nghe ra rất “kỳ quái” là bảo hiểm “tử thần”, tức là kinh doanh bảo hiểm dựa trên cái chết. Nhà kinh doanh bảo hiểm loại hình này họ đưa ra một mức thu bảo hiểm nào đó cho người tham gia. Khi người quá cố thì được hưởng những quyền lợi. Họ cũng kỳ vọng vào sự sinh lời từ loại hình bảo hiểm này.

Bảo hiểm y tế, xét về bản chất, không hướng đến mục tiêu kinh doanh mà mục tiêu tối thượng là chăm sóc tốt hơn sức khỏe của người dân. Đây là nhiệm vụ của Chính phủ phải làm để chăm sóc sức khỏe người dân, tức là góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Chính vì vậy, Chính phủ đưa ra mọi giải pháp để đạt được điều này. Tuy nhiên, trong quá trình thu và chi phí, quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam cũng đã từng “tồn quỹ” lên đến hàng ngàn tỷ đồng, từ ngữ chuyên môn gọi là “kết dư”. Như năm 2017, theo Bộ Y tế, tổng hệ thống bảo hiểm y tế thu được 81.500 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, số quỹ “ tồn” lên đến 39.000 tỷ đồng. Chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, tình trạng “tồn quỹ nhiều như thế này đã ảnh hưởng đến hệ thống bảo hiểm và quyền lợi của người dân”.

Nêu tình trạng trên, người viết không có ý định bàn đến chuyện việc điều hành quỹ bảo hiểm, quyền lợi của người đóng bảo hiểm như thế nào, mà muốn nói đến một điều: việc điều hành quỹ bảo hiểm là không hề đơn giản. Số thu bảo hiểm trong từng năm có thể ước lượng một cách chính xác, vì con số tương đối ổn định nhưng tính toán chi phí hợp lý cho cả một chu kỳ: vừa đảm bảo chi để giải quyết vấn đề chăm sóc sức khỏe tốt, vừa để không “vỡ quỹ” là việc làm không phải dễ. Cho nên mức quyền lợi người đóng bảo hiểm cũng phải thường xuyên xem xét để điều chỉnh trong một khoảng thời gian hợp lý nào đó, tùy thuộc vào mức chi và nguồn quỹ kết dư.

Trở lại vấn đề đóng bảo hiểm y tế ở Thừa Thiên Huế. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2016 -2020. Theo đó, nâng dần tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm, hỗ trợ đóng bảo hiểm và được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế qua từng năm, từ tỷ lệ đạt từ 92,36% (2016) đến năm 2020 phấn đầu đạt 94%. Tuy nhiên, theo con số vừa được ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỷ lệ này đến tháng 5/2019 đã đạt đến 98,08% so với toàn dân trong tỉnh, vượt hơn 4% so với dự kiến và vượt tiến độ thời gian đến hơn một năm rưỡi. Đây quả là một con số đáng mừng.

Để đạt được kết quả này, theo ông Dung, tỉnh đã có những biện pháp triển khai hết sức quyết liệt thúc đẩy người dân tham gia đóng bảo hiểm. Đối với những đối tượng khó khăn nằm trong diện được ngân sách Trung ương và địa phương hỗ trợ cũng đã được khảo sát, lập danh sách, tiến hành các thủ tục để hỗ trợ đóng bảo hiểm… Nhờ vậy mà kết quả đưa lại ngoài mong đợi. Ông Dung cũng cho biết thêm, sắp tới, tỉnh sẽ triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống đại lý thu bảo hiểm y tế trên 100% địa bàn phường xã. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, cũng nên tính toán để giảm chi phí quản lý. Ví dụ như kết hợp thu các loại hình bảo hiểm khác như, bảo hiểm xã hội tự nguyện chẳng hạn. Hoặc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu bảo hiểm, kiểu như cách trả tiền điện nước qua tài khoản ngân hàng được áp dụng lâu nay. Ở tỉnh ta, khu vực lao động phi chính thức còn rất lớn, tức là người không đóng bảo hiểm xã hội còn nhiều, con số thống kế đến cuối năm 2018 chỉ hơn 3.000 người. Thúc đẩy lượng người tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn, một mặt sẽ tăng thêm nguồn quỹ bảo hiểm xã hội, tạo ra lưới an sinh xã hội tốt hơn… đồng thời, góp phần là giảm chi phí cho hệ thống quản lý quỹ như các đại lý thu quỹ ở phường xã vừa nêu.

THANH LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Quán triệt về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Sáng 27/3, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết (NQ) 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện NQ 44 đến đội ngũ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh.

Quán triệt về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

TIN MỚI

Return to top