ClockThứ Hai, 15/08/2016 13:46

Bảo hộ cho người lao động: Chưa được quan tâm thấu đáo

TTH - Công tác tổ chức, quản lý bảo hộ lao động (BHLĐ) tại một số doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa đáp ứng với yêu cầu của công việc. Có nhiều lý do để biện hộ cho vấn đề này, nhưng hậu quả thì người lao động (NLĐ) phải gánh chịu.

Còn chủ quan

Hàng ngày, ra khỏi nhà với bộ quần áo BHLĐ và chiếc túi vải dày đựng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân đã thành thói quen của anh Phúc, công nhân Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế. Việc thực hiện nghiêm quy định sử dụng trang phục BHLĐ do công ty trang cấp khi làm việc là nguyên tắc của tất cả công nhân ngành điện, bởi điều đó có liên quan đến tính mạng của họ.

Công nhân Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế luôn đối diện với nguy hiểm nên phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân

Để bảo vệ an toàn lao động (ATLĐ) cho NLĐ, từ 3 đến 6 tháng, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế lại kiểm tra toàn bộ phương tiện bảo vệ cá nhân của từng công nhân. Nhận thấy vật dụng gì không bảo đảm thì lập tức thay mới. Tuy nhiên, không phải lãnh đạo DN nào cũng quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát BHLĐ cho công nhân như ngành điện. Và, không phải NLĐ nào cũng có ý thức khi sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp. Những ngành nghề như: xây dựng, khai thác đá… NLĐ phải làm việc trên công trường, trong nhà xưởng không chỉ đối diện với nhiều rủi ro từ máy móc, giàn giáo, thuốc nổ… mà thường xuyên chịu tác động của độc hại phát sinh trong môi trường lao động, như: chất thải công nghiệp, tiếng ồn do công nghệ lạc hậu, nhiễm bẩn do mặt bằng chật hẹp... Để bảo đảm ATLĐ,  người sử dụng lao động phải trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ, gồm: mũ, giày dép, quần áo, găng tay, dây đai bảo hiểm… Do chủ quan, không ít NLĐ phớt lờ những rủi ro mình có thể gặp phải từ công việc; còn người sử dụng lao động vin vào lý do sản xuất kinh doanh không ổn định, hiệu quả thấp, thiếu kinh phí nên chưa trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ. Trên địa bàn tỉnh, hầu như năm nào cũng xảy ra TNLĐ làm chết người. Riêng từ đầu năm đến nay đã có 9 người chết, nguyên nhân chủ yếu do NLĐ và chủ DN không thực hiện tốt các quy trình, quy phạm kỹ thuật ATLĐ, như trường hợp ông P.N (45 tuổi), công nhân Công ty TNHH Xi măng Luks tử vong do dây an toàn bị tuột, rơi xuống đáy với độ sâu 20m. Hay, trường hợp ông N.H.C (41 tuổi, công nhân Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế ở A Lưới, không cẩn thận trong quá trình thao tác và sửa chữa cột điện cao thế bị điện giật dẫn đến tử vong.

Vai trò của Công đoàn

Thực hiện BHLĐ chưa nghiêm một phần do công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên ngành còn lỏng lẻo. Dù Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã có chế tài xử phạt chủ sử dụng lao động khi vi phạm về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đối với NLĐ nhưng chưa áp dụng triệt để.

Về lĩnh vực này, công đoàn các cấp chỉ có chức năng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho NLĐ. Hàng năm, LĐLĐ tỉnh tổ chức từ 6 đến 10 đợt tuyên truyền về chế độ của NLĐ với công tác BHLĐ. Do quy định công đoàn không được kiểm tra độc lập mà chỉ phối hợp với liên ngành tham gia các đợt kiểm tra toàn diện tại các DN nên việc giám sát chấp hành BHLĐ ở cơ sở còn hạn chế. Được biết, từ đầu năm đến nay, LĐLĐ tỉnh chỉ 2 lần tham gia cùng Bảo hiểm Xã hội tỉnh đi kiểm tra các DN về nội dung của Nghị định 95, nhưng chỉ tập trung công tác thu chi bảo hiểm chứ chưa đi sâu vào công tác ATVSLĐ.

Bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, TUV, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: “Để hạn chế TNLĐ, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo CĐCS ngoài việc hướng dẫn NLĐ trong việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, còn cùng với chủ DN xây dựng nội quy lao động ở DN và các quy chế có liên quan đến việc quản lý, thực hiện công tác BHLĐ ở cơ sở. LĐLĐ tỉnh mong muốn phối hợp với các ban, ngành để kiểm tra, giám sát về BHLĐ chặt chẽ hơn. Nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản liên quan đến chính sách BHLĐ, tạo điều kiện để NLĐ yên tâm sản xuất”.

Theo quy định của pháp luật, việc định kỳ tự kiểm tra toàn diện phải được tiến hành 3 tháng/lần ở các DN và 1 tháng/lần ở các phân xưởng. Cần tập trung kiểm tra sau khi sửa chữa lớn, thay đổi máy móc, thiết bị, kiểm tra trong mùa mưa bão, tiếp nhận sự đóng góp, phản ánh ý kiến của CNLĐ về tình hình ATVSLĐ để tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo danh sách từ Cục Thuế TP. Huế, trên địa bàn thành phố hiện có 781 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho gần 6.000 người lao động (NLĐ).

Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

TIN MỚI

Return to top