Báo Nga: Nhiều nông dân Ấn Độ tự sát vì hạt giống biến đổi gene
TTH.VN - Monsanto, công ty Mỹ mới trả 2,4 triệu USD cho để xử lý đơn kiện của các nông dân Mỹ , đang đối mặt với cáo buộc mới cho rằng họ là thủ phạm khiến ngày càng nhiều nông dân Ấn Độ tự sát.

Một nông dân Ấn Độ chăm sóc đồng ruộng (Ảnh minh họa: Reuters)
Tác giả của một phim tài liệu về nạn tự sát của nông dân Ấn Độ là Alakananda Nag, người phỏng vấn hàng chục thân nhân các nông dân tự sát, đã tìm thấy mối liên hệ giữa các hạt giống biến đổi gene (GMO) với việc ngày càng nhiều nông dân tự sát. Bà tin rằng các nông trại nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương.
“Các nông trại lớn, trường vốn, sẽ dễ vượt qua khó khăn. Nhưng những nông trại nhỏ hơn lại lãnh hậu quả nặng nề nhất" - Nag nói với trang tin RT của Nga - "Monsanto rõ ràng có vai trò lớn trong chuyện này. Cách đây vài năm, việc trồng các loại cây GMO đã là hoạt động bất hợp pháp ở Ấn Độ. Khi đó các vụ tự sát dường như còn chưa xuất hiện. Các nông dân thực tế có tự sát, nhưng con số vụ việc đã tăng vọt kể từ khi hạt giống GMO được sử dụng."
Trung tâm Nhân quyền và công lý toàn cầu ước tính rằng riêng trong năm 2009 đã có 17.638 nông dân Ấn Độ tự sát, tức cứ 30 phút lại có 1 vụ.
Những người vợ góa của các nông dân như Savithri Devi, người bang Telangana, đã giải thích về việc cuộc sống trở nên khó khăn ra sao với những người nông dân sống nhờ trồng trọt gặp phải vụ mùa thất bát".
“Chồng tôi ban đầu đã đào giếng và bắt đầu gieo hạt. Nhưng chúng tôi không có đủ nước từ giếng và trời lại không mưa" - Devi nói với RT - "Vì thế anh ấy lại đào giếng sâu hơn, nhưng vẫn không thành công. Rồi anh ấy phải vay mượn tiền. Sự trầm cảm cuối cùng đã khiến anh ấy tự sát. Anh ấy uống thuốc trừ sâu và qua đời" .
Theo Sheldon Krimsky, lãnh đạo Hội đồng Di truyền có trách nhiệm, việc Ấn Độ hợp pháp hóa hạt giống GMO hồi năm 2002 chỉ khiến áp lực tăng lên với người nông dân.
“Người ta thường chỉ cho vay vốn nếu thấy hạt giống sẽ cho năng suất lớn hơn" - Krimsky nói với RT - "Và họ sẽ không được vay vốn nếu không dùng hạt giống GMO. Nhiều người nông dân cảm thấy bị ép buộc dùng hạt giống GMO. Nhưng cây hình thành từ các hạt này không cho năng suất tốt trên nhiều vùng của Ấn Độ. Hiện tượng này khiến nhiều người nông dân lâm vào cảnh mắc nợ".
Vấn đề với các hạt giống GMO ở Ấn Độ là chúng "không được tạo ra để sinh trưởng ở nơi này, trong môi trường canh tác mà hoạt động tưới tiêu phải phụ thuộc vào trời mưa. "Vì lẽ đó hạt giống GMO thất bại nhiều hơn" - Tiến sĩ Vandana Shiva, một nhà môi trường ở Ấn Độ cho biết.
Bà cũng nói rằng vấn đề liên quan tới hạt giống GMO diễn ra nặng nề nhất tại các vùng trồng bông. Ở những nơi này, các nông trại nhỏ phải cạnh tranh với các tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia.
Các công ty lớn sử dụng hạt giống cây bông đã qua điều chỉnh công nghệ sinh học để có sản lượng cao hơn. Các nông trại nhỏ học theo, nhưng họ không có đủ tiềm lực.
“Các hạt giống cây bông sản lượng cao cần rất nhiều nước so với việc trồng bông thông thường. Với những nông dân không có hoạt động tưới tiêu đáp ứng tiêu chuẩn, với nông trại hoạt động chủ yếu nhờ trời mưa, họ sẽ lâm vào cảnh mùa màng thất bát" - Trung tâm Nhân quyền và công lý toàn cầu viết trong báo cáo.
Về phần mình, Monsanto đã bác bỏ thông tin nói rằng hạt giống của họ khiến nông dân Ấn Độ gặp khó khăn. Công ty còn dẫn nhiều nghiên cứu để ủng hộ tuyên bố của mình, gồm một báo cáo do Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế tiến hành hồi năm 2008. Nghiên cứu cho rằng không có bằng chứng cho thấy hoạt động trồng hạt bông GMO hồi năm 2002 đã làm tăng số vụ tự sát ở Ấn Độ.
Theo Vietnam+
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19 (05/03)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia