ClockThứ Sáu, 30/08/2019 15:18

Bão số 4 vừa tan, ngoài biển chuẩn bị xuất hiện bão số 5

Theo chuyên gia, bão số 4 vừa vào bờ vào rạng sáng nay, trong những ngày tới có thể xuất hiện bão số 5 với hướng đi rất phức tạp.

Điều chỉnh 17 chuyến bay do ảnh hưởng của cơn bão số 4Kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú an toànBão số 4 tăng tốc, đi vào Nghệ An-Quảng Bình vào sáng đến trưa mai

Sáng 30/8, tại cuộc họp ứng phó với bão số 4 tại Tổng cục Phòng chống Thiên tai, ông Trần Quang Năng (Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) cho biết, từ 1 -3h sáng nay bão số 4 đã vào bờ với cường độ không quá lớn.

Bão số 4 đã suy yếu thành Áp thấp nhiệt đới khi vào bờ

“Trong những ngày tới, tình hình mưa lớn ở Trung Bộ không đáng ngại và sẽ giảm nhanh. Tuy nhiên hoàn lưu của bão cộng thêm gió lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống sẽ gây mưa lớn kéo dài ở Tây Bắc, khu Việt Bắc các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ,... Thủ đô Hà Nội. Những ngày tới sẽ xuất hiện áp thấp nhiệt đới ngay và có thể bão số 5 sẽ hình thành vào đầu tháng 9 tới, diễn biến rất phức tạp. Bão có thể hình thành ngay trên Biển Đông hoặc trên Thái Bình Dương gần Philippines. Hướng đi của bão sẽ rất phức tạp, có thể đi vào gần bờ rồi lại di chuyển lên phía Bắc”, ông Năng cho hay.

Tại cuộc họp, Trung tá Đỗ Duy Phương (Đại diện Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai) cho biết: “Đến 6h sáng 30/8, Bộ Quốc phòng đã điều 4 tàu cứu được 60 người và hiện đã điều 6 tàu tìm kiếm cứu nạn cứu 4 tàu với 27 người đang mất tích. Trong khi đó 10 thuyền viên trên tàu Thái Thụy 88 (bị chìm) đang trên phao cứu sinh hiện vẫn chưa xác định và tiếp cận được vị trí, chúng tôi đang tích cực huy động các lực lượng khẩn trương tìm kiếm”.

Theo Trung tá Phương: “Cần xem lại công tác kêu gọi tàu kiểm đếm thuyền của địa phương có thực chất hay không. Nguyên nhân một phần cơn bão đi quá nhanh, nhiều tàu thuyền còn chủ quan”.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay (30/8), bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Hồi 7 giờ ngày 30/8, vị trí tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên khu vực trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). Trong 06 giờ tới, vùng áp thấp này tiếp tục di chuyển theo hướng Tây và tan dần.

Tình hình mưa lớn, lũ, lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị còn diễn biến phức tạp, cần chú ý theo dõi trong các bản tin tiếp theo.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top