ClockThứ Sáu, 24/08/2018 05:15

Bảo vệ môi trường để phát triển sản xuất

TTH - Môi trường đóng vai trò quan trọng, đồng hành với sự sống còn của doanh nghiệp (DN), của người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Điều này còn góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển bền vững và tác động đến môi trường sống của cộng đồng dân cư lân cận.

“Sáng - xanh - sạch, không rác thải”Rác thải xây dựng tràn lan vùng giáp ranh thành phố

Một số nhà máy tại KCN Phong Điền chú trọng khâu thu gom, bảo quản, xử lý chất thải

Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài là một KCN đa ngành nghề, quy mô doanh nghiệp khác nhau, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như: sợi, may mặc, chế biến gỗ, chế biến khoáng sản, đồ uống, bao bì, vật liệu xây dựng..., nhưng quang cảnh môi trường tại đây khá trong sạch. Tỷ lệ cây xanh trong KCN đạt trên 15%, đó là chưa kể hệ thống cây xanh, cây cảnh trong khuôn viên các nhà máy đã góp phần tạo môi trường lao động thân thiện.

Phần lớn các dự án tại KCN Phú Bài hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ như gia công, may mặc, sợi, nên vấn đề gây ô nhiễm về khí thải như khói, bụi từ các cơ sở sản xuất chưa đáng quan ngại. Quan trọng nhất và lớn nhất là nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, nhờ có sự đầu tư, hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN với công suất 6.500m3/ngày đêm đảm bảo xử lý cho các cơ sở trong KCN trước khi thải ra môi trường.

Cùng với nước thải, chất thải rắn gồm rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại cũng là nguồn phát thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường lao động cũng như môi trường cảnh quan. Chính vì thế, công tác này luôn được Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh tuyên truyền, gắn trách nhiệm đến từng cộng đồng DN.

Trong công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư, BQL Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh nghiêm túc thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt, như chú trọng bố trí hợp lý, đúng quy định các dự án theo từng phân khu về mức độ gây ảnh hưởng môi trường. Đối với các dự án có phát sinh khí thải, chất thải được bố trí ở cuối hướng gió; các dự án phát sinh nguồn nước thải độc hại, khối lượng lớn được bố trí gần nhau và nằm cạnh hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

Các KCN là nơi thu hút các dự án đa ngành nghề, tổng hợp, nên vấn đề môi trường phải được quản lý chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo điều kiện thực tế. Mặc dù môi trường tại các KCN trên địa bàn đang được kiểm soát tốt, có sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, hệ thống thu gom, xử lý chất thải của DN sản xuất và đơn vị quản lý, song phải thừa nhận rằng một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng xả thải vượt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Ngay hệ thống xử lý nước thải, hiện mới chỉ 1 KCN trong 6 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Trong điều kiện hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu thốn, ý thức chấp hành tốt công tác bảo vệ môi trường (BVMT) của các cơ sở sản xuất càng được xem trọng. Ngoài đầu tư hệ thống xử lý, quan trắc môi trường định kỳ là nhiệm vụ cần thiết, giúp các DN, cơ quan quản lý kiểm soát được tình hình, chất lượng môi trường, kịp thời khắc phục các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Mục tiêu đặt ra trong công tác quản lý môi trường tại các KCN là chú trọng đảm bảo 100% cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ và được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, hợp đồng thu gom xử lý các loại chất thải, thực hiện quan trắc môi trường về khí thải, chất thải, nước thải định kỳ 2 lần/năm; đảm bảo duy trì tốt tỷ lệ cây xanh trong KCN và trong từng nhà máy; kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT của từng nhà máy, DN...

Kể cả trong danh mục kêu gọi đầu tư vào các KCN trong những năm gần đây, tỉnh luôn ưu tiên các dự án sản xuất công nghiệp ít tác động, ảnh hưởng đến môi trường như: công nghệ viễn thông, điện tử; nguyên phụ liệu ngành dệt may; dược liệu, hương liệu... và các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm từng bước hoàn thiện, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cho các KCN.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top