ClockThứ Hai, 18/07/2016 14:12

Bất cập “chợ” ngã ba Trần Phú – Phan Bội Châu

TTH - Xuất phát từ những người trồng trọt ở Thủy Xuân gánh các loại rau, quả trong vườn xuống chợ Bến Ngự bán, thường nghỉ chân ở ngã ba Trần Phú – Phan Bội Châu (TP. Huế).

Người dân ở đây thường canh giờ để mua được sản phẩm an toàn. Dần dần, nhiều người xem đó là điểm bán hàng cố định. Cứ thế, phát sinh thêm các mặt hàng khác giúp nhiều người nội trợ tiện lợi hơn trong việc chợ búa. Đến nay, có trên dưới 20 người bán hàng cố định tại đây với đủ các mặt hàng từ rau, quả, cá, thịt, bánh, hoa…

Nhiều người bán mua tại ngã ba Trần Phú – Phan Bội Châu (TP. Huế)

Công bằng mà nói, việc mua bán tại các khu chợ tự phát tiện lợi cho một số người. Song, nhìn tổng thể thì sự tồn tại của nó gây nhiều bất cập cho đời sống người dân quanh đó như: môi trường ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông… Chủ nhân số nhà 111 Phan Bội Châu giáp đường Trần Phú, than thở: “Bên hông nhà tôi là hàng rau, trước mặt là hàng cá, rồi thêm hàng thịt… Những ngày rằm và cuối tháng âm lịch thì càng xô bồ hơn. Môi trường sống bị ảnh hưởng đã đành, nhiều hôm không có đường vào nhà vì kín hàng hóa với người mua người bán. Nhắc nhở có, phản ánh có nhưng đâu lại vào đấy”.

Khách hàng ở khu chợ tự phát này không chỉ có dân địa phương, mà sinh viên ở trọ và khách vãng lai đến mua hàng ngày càng nhiều. Sau mỗi phiên chợ là rác thải, mùi hôi thối của nước cá, trái cây… người dân trong vùng phải hứng chịu hoàn toàn. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc, thi thoảng đội trật tự đô thị địa phương xuất hiện, kiểm tra xử lý nhưng đâu lại vào đó.

Để trả lại môi trường trong sạch cho người dân ở đây, chính quyền địa phương cần ra quân dứt điểm, có chế tài xử phạt nghiêm để người vi phạm không tái diễn. Khách hàng cũng có ý thức hơn khi mua hàng để không tạo điều kiện cho người bán hàng vi phạm trật tự đô thị.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi chợ Đông Ba có cả tên đường

Chợ Đông Ba đã có một bước tiến chưa từng có trong lịch sử hơn 120 năm của mình với việc lần đầu tiên có tên đường.

Khi chợ Đông Ba có cả tên đường
Ngăn ngừa cháy chợ

Chợ truyền thống luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, chập điện nên công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) luôn được các ban ngành, địa phương chú trọng, đặc biệt là địa bàn TP. Huế với số lượng chợ nhiều, tiểu thương đông.

Ngăn ngừa cháy chợ
Bên ngôi nhà của “Ông già Bến Ngự”

Đi qua cây cầu vắt qua sông An Cựu, lên dốc Bến Ngự đến khu di tích lưu niệm chí sĩ Phan Bội Châu, trong đó có ngôi nhà cũ của cụ Phan Bội Châu - nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Người mà dân Huế gọi với cái tên thân thương “Ông già Bến Ngự”.

Bên ngôi nhà của “Ông già Bến Ngự”
Chợ hoa tết:
Hoa nhiều, nhưng khách chưa đông

Đó là nhận định của một số hộ kinh doanh hoa và cây cảnh phục vụ thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Huế.

Hoa nhiều, nhưng khách chưa đông
Hỗ trợ hơn 370 triệu đồng cho tiểu thương ảnh hưởng vụ cháy chợ Khe Tre

Thực hiện Công văn số 1200 ngày 7/12 của Thành ủy Huế về việc kêu gọi bà con tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố chung tay hỗ trợ tiểu thương chợ Khe Tre (Nam Đông), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Huế phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố triển khai chỉ đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam 36 phường, xã phối hợp với UBND cùng cấp và Ban Quản lý các chợ tổ chức chương trình “Ngày đồng hành và sẻ chia”.

Hỗ trợ hơn 370 triệu đồng cho tiểu thương ảnh hưởng vụ cháy chợ Khe Tre
Return to top