ClockThứ Tư, 23/01/2019 13:46

Bất cập giao thông đô thị Huế

TTH - Hiếm có con đường nào ở Huế to, rộng, nhiều làn xe và mặt đường bóng nhẵn phục vụ cho giao thông đi lại thuận lợi.

Chấn chỉnh và lập lại trật tự đô thịGỡ nhiều “nút thắt” giao thôngĐầu tư cho giao thông đô thị

Tỉnh lộ 10 dẫn về cầu Ngói Thanh Toàn nhỏ hẹp, chi đủ cho 1 làn xe

Từ đô thị

Giao thông Huế bức xúc nhất là vào những lúc cao điểm, đường sá quá nhỏ, mặt đường lại xấu trong khi mật độ xe cộ đi lại quá lớn khiến cho việc giao thông đi lại vừa khó khăn và ách tắc kéo dài.

Chị Trần Thị Trang, nhân viên y tế, Bệnh viện Trung ương Huế cho hay: “Hai vợ chồng tôi làm cùng cơ quan, đi làm bằng ô tô nên mỗi khi tan tầm phải ở nán lại cơ quan từ 20 - 30 phút mới về được, chứ về đúng giờ thì ra đường Lê Lợi kẹt xe không đi được vì quá nhỏ, trong khi lại là trục đường chính có nhiều cơ quan, trường học đóng ở trên đó nên sức ép giao thông quá lớn”.

Anh Đặng Hùng, công tác tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Đại học Huế cho biết: “Mỗi lần đến giờ tan tầm hầu như mọi người trong cơ quan mình đều phải nán lại chứ có ra đường được mô, bởi dọc tuyến đường Hà Nội xe ô tô xếp hàng dài cả trăm chiếc”.

Không chỉ có đường Lê Lợi mà nhiều tuyến đường khác cũng bắt gặp cảnh tượng kẹt xe, như: Bà Triệu, Hùng Vương, Đặng Văn Ngữ,… Lý do, đường hẹp, mặt đường xấu, trong khi lượng người đi lại rất nhiều, nhất là số lượng ô tô ở Huế ngày càng nhiều khiến cho giao thông Huế đang ngày càng quá tải. Nhiều người dân Huế nhận xét: Quy hoạch giao thông ở Huế còn quá nhiều bất cập, những con đường trước đây (trước 1975) chúng tôi không nói làm gì, nhưng những con đường mới làm sau này, một số con đường đã giải tỏa hộ dân 2 bên đường mà vẫn nhỏ, vẫn cong queo thì không hiểu tính toán của ngành giao thông như thế nào? Chúng tôi xin đơn cử những con đường ở các khu đô thị mới như khu Kiểm Huệ, Khu Đông Nam Thủy An, Nam Vỹ Dạ… nhưng vẫn quy hoạch chỉ hai làn đường xe thì đô thị làm sao mà phát triển. Đến nay, các khu đô thị này bị kẹt xe khủng khiếp”.

Đến nông thôn

Nông thôn vốn đất rộng, người thưa thế nhưng khi quy hoạch đường giao thông nông thôn vẫn không thoát cảnh đường nhỏ hẹp, bức bí khó đi lại. Những con đường lớn dẫn về vùng nông thôn cũng quá nhỏ hẹp và xuống cấp. Hiện nay, ai lưu thông trên đường Bùi Thị Xuân (đoạn từ phường Phường Đúc lên đến bãi bồi Lương Quán - phường Thủy Biều đều ngán ngẩm bởi đường nhỏ lại quá xuống cấp nên rất khó đi, dễ gây tai nạn do ổ gà, ổ voi quá nhiều. Hay đoạn đường ngã tư Tỉnh lộ 10 về đến Cầu Ngói Thanh Toàn dù được tráng nhựa nhưng đường hẹp nên khó đi lại, nhất là xe du lịch cỡ lớn không về được.

Anh Nguyễn Trung Thắng, một hướng dẫn viên du lịch nói: “Vừa rồi đoàn khách của chúng tôi hơn 50 người từ TP. Hồ Chí Minh ra tham quan Huế, trong lịch trình ghé thăm Cầu Ngói Thanh Toàn, xe trên 50 chỗ của chúng tôi không thể về được, chúng tôi đành phải bỏ chi phí thuê 2 xe ô tô 30 chỗ . Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho hãng lữ hành chúng tôi khi chi phí bị phát sinh”.

Nhiều cư dân ở Thủy Biều, Thủy Xuân, Hương Long, Kim Long… cùng chịu cảnh đường chật, đường xấu, người đông ken nhau mà đi, nhất là khi giờ cao điểm người dân, học sinh đi làm, đi học về. Chị Hoàng Thị Hạnh, ở phường Thủy Biều nói: “Phường Thủy Biều đường giao thông nông thôn vừa nhỏ vừa xuống cấp, đi lại quá khó khăn. Tôi ở đường Nguyệt Biều, đường quá nhỏ, hư hỏng nặng lại thấp trũng chỉ cần một cơn mưa nhỏ thôi thì con đường này ngập gối, quá khổ sở”.

Anh Phạm Ngọc Mạnh, chủ gara ô tô ở Khu vực 5, phường Thủy Xuân than thở: “Thuê đất ở trung tâm thành phố mở gara ô tô thì không có tiền, mở gara ở nhà thì bất tiện nhất là đường ở đây quá nhỏ chỉ 2m, đường lại xấu nên việc làm ăn của chúng tôi cũng như nhiều gara trên khu vực này gặp nhiều khó khăn, xe cộ khó đến đây để sửa chữa”.

Giao thông là vấn đề rất quan trọng, giao thông thuận lợi, đường sá rộng rãi không chỉ giải quyết tốt vấn đề đi lại thuận lợi cho người dân mà qua đó còn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm tải tai nạn giao thông mà còn giải quyết nhiều vấn đề về xã hội khác. Mong sao, ngành giao thông vận tải Thừa Thiên Huế cần có một bức tranh tổng thể về mạng lưới giao thông đô thị Huế để có định hướng phát triển cả chiều rộng, lẫn chiều sâu trong tương lai gần để giao thông đô thị Huế ngày một thuận lợi hơn.

Bài, ảnh: Khôi Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả

Ngày 24/4, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế phối hợp với Trường Du lịch – Đại học Huế tổ chức TalkShow “Chinh phục nhà tuyển dụng: Viết CV và phỏng vấn tìm việc” cho hơn 200 sinh viên Trường Du lịch.

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

TIN MỚI

Return to top