ClockThứ Năm, 20/04/2017 13:55

Bất cập trong quản lý tài nguyên khoáng sản

TTH - Do quản lý còn nhiều bất cập, tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn tỉnh đang cạn dần, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Quản lý TNKS tốt, hiệu quả hơn nhằm tăng nguồn thu, giảm thất thoát cho ngân sách là yêu cầu bức thiết.

Cảnh sát đường thủy bắt một sà lan khai thác cát sỏi trái phép

Còn buông lỏng

Thời gian gần đây, tình hình hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức phức tạp. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân lén lút khai thác cát, đất núi, đất sét trái phép; hoặc có hành vi khai thác các mỏ cát, mỏ đá không đúng vị trí, thời hạn, khối lượng theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng ngành chức năng, chính quyền địa phương chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý. Những hoạt động khai thác vàng trái phép ở A Lưới và khai thác cát trắng ở Phong Điền, Phú Lộc, khai thác cát sỏi trên sông Hương gây bức xúc dư luận, làm thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, an ninh trật tự xã hội.

Theo điều tra của Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh, do nguồn cát trắng ở Phong Điền có giá trị kinh tế cao nên một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho một công ty tại Khu công nghiệp La Sơn (Phú Lộc) để khai thác trái phép tại các xã Phong Chương, Phong Hiền và thị trấn để xuất bán ra khỏi địa bàn. Qua điều tra, công an cũng phát hiện tại các vùng cát nội đồng ở Lộc Thủy, Lộc Tiến (Phú Lộc) có chất lượng cao nên đã bị các cá nhân, tổ chức đưa phương tiện vào khai thác để bán. Đại tá Nguyễn Thành Luân, Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường cho biết, để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép trên ngoài sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương còn có sự tiếp tay của cộng đồng dân cư địa phương vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ tới hậu quả lâu dài.

Cát trắng, nguồn tài nguyên quý đang từng ngày bị khai thác trái phép

Việc khai thác vàng tuy không nóng như những năm trước, tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng lợi dụng việc được cấp phép thăm dò vàng gốc để nhằm khai thác vàng trái phép. Ngoài ra, một số đối tượng lợi dụng vùng sâu, vùng xa, nhận thức của người dân còn hạn chế và đời sống còn khó khăn để đưa phương tiện cơ giới vào khai thác vàng sa khoáng công khai.

Không chỉ khai thác khoáng sản “chui”, ngay cả những doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác vẫn vi phạm. Năm 2017, Thanh tra Sở Tài nguyên &Môi trường (TN&MT) đã thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản ở 6 đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn. Ngoài những việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, vẫn còn một số tồn tại như: một số mỏ vẫn chưa có phương án cụ thể trong việc chế biến sâu khoáng sản, vẫn chủ yếu dừng lại ở khai thác và chế biến thô rồi vận chuyển đến các địa phương trong nước để chế biến; chưa nộp đủ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; khai thác khoáng sản ra ngoài phạm vi được cấp phép khai thác; bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ không đúng tiêu chuẩn theo quy định; khai thác khoáng sản vượt công suất được cấp phép khai thác; chưa phối hợp với ngành chức năng để xác định ranh giới khu vực khai thác ngoài thực địa… đã ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân quanh khu vực mỏ khai thác.

Cần tăng cường quản lý

Theo ông Hồ Đắc Trường, Phó Giám đốc Sở TN&MT, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm pháp luật về khoáng sản. Một là, do nhu cầu sử dụng đất, đá, cát phục vụ san lắp mặt bằng cho các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh lớn; vì tư lợi nhiều doanh nghiệp, cá nhân bất chấp các quy định để thực hiện hành vi vi phạm. Hai là, do cơ quan quản lý và chính quyền địa phương còn buông lỏng trong công tác kiểm tra, thiếu biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm. Cán bộ quản lý về tài nguyên ở cấp huyện, xã vừa thiếu lại vừa yếu nên hiệu quả quản lý kém. Ông Phan Văn Đáng, Chánh Thanh tra Sở TN &MT chia sẻ thêm, số lượng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản khá lớn, nhưng lực lượng, kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra của ngành chưa đáp ứng yêu cầu, nên hoạt động khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương.

Từ đầu năm 2016 đến tháng 4/2017, cảnh sát môi trường đã xử phạt 33 vụ vi phạm hành chính liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép với số tiền khoảng 1,3 tỷ đồng; Cảnh sát đường thủy đã xử phạt hơn 200 triệu đồng; Sở TN&MT đã lập 65 quyết định xử phạt với số tiền 400 triệu đồng. Ngoài ra, có một số vụ việc lớn, các cơ quan này đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền với số tiền hàng tỷ đồng.

Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, đang chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, cấp giấy phép khai thác trái quy định của pháp luật; thiếu trách nhiệm trong quản lý, tiếp tay, hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi; các đối tượng có biểu hiện hoạt động băng nhóm, “bảo kê” hoạt động khai thác cát sỏi trái phép. “Ngành công an tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm, giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp nổi liên quan đến khai thác cát, sỏi. Xác lập các chuyên án đấu tranh triệt phá các băng nhóm, đường dây, tổ chức tội phạm lợi dụng hoạt động cấp phép khai thác, các dự án nạo vét, duy tu luồng, tuyến đường thủy nội địa, cửa biển nhằm tận thu để trục lợi, vi phạm pháp luật. Đồng thời, tăng cường các giải pháp tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác TNKS trái phép khác trên địa bàn”- Đại tá Đăng Ngọc Sơn thông tin.  

Sở TN&MT đang trình UBND tỉnh và tổ chức lấy ý kiến người dân về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng TNKS của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2030. Mục tiêu chung nhằm quản lý khoáng sản và bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả phục vụ nhu cầu của các ngành kinh tế. Qua đó, nắm chắc, đầy đủ thông tin về khoáng sản (chất lượng, trữ lượng, sản lượng…) trong khai thác để thu đúng, thu đủ các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định; đồng thời hạn chế TNKS bị thất thoát, lãng phí, cũng như không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như từng xảy ra.

Bài, ảnh: Thái Bình

 

         

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ sáng 9/4 tại buổi làm việc với các cơ quan, địa phương về việc triển khai thực hiện Thông báo kết luận 552-TB/TU ngày 11/12/2023 xây dựng lịch sử làng thông qua việc xây dựng địa chí làng.

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng
Khai thác thế mạnh du lịch làng nghề

Bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Huế như du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, sinh thái... thì du lịch làng nghề đã và đang trở thành hướng đi triển vọng và thu hút khách.

Khai thác thế mạnh du lịch làng nghề
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á
Khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe

Sau quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm, Thừa Thiên Huế sẽ đưa vào khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe một cách bài bản để thu hút khách trong và ngoài nước.

Khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe
Return to top