ClockThứ Ba, 13/05/2014 11:02

Bất cập trong xử lý rác thải ở Nam Đông

TTH - Quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Đông có những chuyển biến tích cực. Nhưng nhìn chung, hệ thống xử lý rác thải thiếu đồng bộ, tỷ lệ thu gom thấp, thiếu phương tiện, việc tuyên truyền còn nhiều bất cập, hạn chế.

“Sạch nhà ta, mặc nhà hàng xóm”

 

Hai năm 2010-2011, dự án thu gom xử lý rác thải và nước sạch vệ sinh môi trường được đầu tư tại 2 xã Hương Phú và Hương Giang, với kinh phí trên 400 triệu đồng. Xã Hương Phú xây dựng một bãi trung chuyển, 20 thùng chứa rác composite 240 lít, 5 xe đẩy và 10 nắp hố rác gia đình; xã Hương Giang có 30 thùng chứa rác composite 240 lít, 10 xe đẩy và 10 nắp hố rác gia đình. Các thùng rác và xe đẩy được sử dụng liên tục, quá tải nên phần lớn đã hư hỏng cần được thay mới.

Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt được Công ty cổ phần Cơ khí Trường Sinh đảm nhận, thực hiện tại khu vực thuộc trung tâm thị trấn Khe Tre và các xã Hương Giang, Hương Hòa. Nhưng chỉ có khu vực trung tâm xã Hương Giang là có tổ chức thu gom, còn lại các khu vực khác do người dân tự mang đến các thùng chứa rác công cộng. Toàn huyện hiện chỉ có 3/11 xã, thị trấn có tổ chức thu gom rác thải tại các chợ và khu dân cư, tỷ lệ chỉ đạt hơn 27%. Ở các xã chưa có có tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt nên chủ yếu đổ ở những nơi đất trống, khe suối, nương, rẫy... Một số ít được các hộ gia đình xử lý chôn lấp hoặc đốt. Các địa phương chưa chủ động xây dựng kế hoạch thu gom, xử lý rác thải phù hợp và chưa chủ động hình thành các tổ, đội thu gom rác để triển khai thực hiện.

Công tác đầu tư, trang cấp phương tiện còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nguồn kinh phí sự nghiệp phần lớn phục vụ công tác bảo vệ môi trường, hoạt động quản lý chất thải ở khu vực đô thị và vùng phụ cận, con khu vực nông thôn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Mức thu phí vệ sinh ở nông thôn cơ bản chỉ đủ cho hoạt động thu gom. Công tác vận chuyển và xử lý chất thải chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Các địa phương chưa có chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức trong quản lý chất thải rắn. Công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, vệ sinh môi trường khu vực nông thôn còn rất hạn chế. Nhận thức của cộng đồng dân cư về xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa đúng mức. Nhiều người dân còn tư tưởng “sạch nhà ta, mặc nhà hàng xóm”. Nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp... về thu gom xử lý chất thải sinh hoạt vẫn còn hạn chế.
Nguồn rác thải trên địa bàn các xã, thị trấn phát sinh ngày càng nhiều. Chất thải rắn y tế nguy hại được tập trung tại trung tâm y tế huyện để xử lý. Lượng chất thải rắn bệnh viện thông thường tiến hành thu gom và chôn lấp, cùng với chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp xã Hương Phú. Mô hình thu gom, xử lý rác thải tại thị trấn Khe Tre do huyện đầu tư triển khai, đến nay đã đầu tư 17 thùng sắt dung tích 3m3 và 11 thùng chứa rác composite 240 lít... Tuy nhiên, trên địa bàn huyện mới được đầu tư xây dựng một bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tại xã Hương Phú, chưa đáp ứng yêu cầu...
Tìm lời giải...
UBND huyện Nam Đông có kế hoạch đầu tư, xử lý nguồn rác thải trên địa bàn giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020. Kinh phí đầu tư trong 3 năm 2013-2015 gần 6 tỷ đồng. Yêu cầu đặt ra, công đoạn thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ nơi phát thải đến điểm tập kết (bãi tập trung rác của khu vực, bãi rác trung chuyển) do các xã, thị trấn đảm nhận. Mỗi xã, thị trấn tổ chức một tổ, đội thu gom rác thải thường xuyên trên địa bàn, đưa rác về điểm tập kết của xã (hoặc đến các thùng rác). Tần suất thu gom tùy thuộc vào lượng rác phát sinh, mỗi lần cách nhau không quá 3 ngày nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan. Trước mắt, huyện đầu tư trang bị một số xe đẩy tay cho các xã tổ chức thu gom rác rơi vãi dọc các tuyến đường chính, đặt các thùng composite 240 lít ở các điểm đông dân cư, tổ chức vận chuyển rác về bãi rác xã Hương Phú.
Xây dựng mô hình hệ thống thu gom, phương án vận chuyển rác thải sinh hoạt và kế hoạch thu phí vệ sinh môi trường đảm bảo hợp lý. Tuyến vận chuyển chất thải rắn không đi qua khu đông dân cư, khu vực “nhạy cảm”. Các tuyến thu gom có các điểm trung chuyển, việc lưu giữ rác đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vị trí các điểm trung chuyển được điều tra, nghiên cứu và quy hoạch hợp lý, có thể một bãi đất trống diện tích khoảng 50m2, cách nhà dân, nhà hàng... trên 50m đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, thuận tiện cho việc tập trung rác trong từng tuyến thu gom. Một số điểm dân cư ven tỉnh lộ, dọc tuyến giao thông chính đặt một số thùng composite 240 lít để người dân tự đổ rác. Tại các chợ, những nơi nhiều rác đặt thùng composite loại 660 lít để thuận tiện đổ lên xe cuốn ép và tổ chức vận chuyển đến bãi xử lý sau 20 giờ. Các điều kiện bảo hộ đảm bảo sức khoẻ cho đội ngũ lao động trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Rác thải từ các chợ, trường học, các hộ gia đình, nhất là hộ gia đình ở xa khu dân cư, thưa thớt có thể xử lý tại chỗ bằng cách đốt, hoặc chôn lấp. Các loại, như nilon, bao bì đựng thực phẩm, hóa chất... được vận chuyển ra thùng rác, hoặc các điểm tập kết đã được quy định. Định kỳ 2-3 ngày/tuần, đội thu gom của xã đưa rác đến các thùng chứa, nếu lượng rác quá lớn sẽ vận chuyển đến điểm trung chuyển; sau đó, xe chuyên dùng vận chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại xã Hương Phú. Các loại rác rơi trên đường, tại các khu vực công cộng được công nhân quét dọn, thu gom hàng ngày, hoặc định kỳ. Các trung tâm tiểu vùng và khu vực dân cư tập trung ở nông thôn, tổ chức thu gom rác hàng ngày bằng xe đẩy tay, nếu đầy sẽ chuyển đến các thùng rác cố định. Có thể định kỳ 2 ngày/lần, xe chuyên dụng đến vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các thùng chứa ở các điểm trung chuyển về bãi chôn lấp xã Hương Phú...
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, nhân dân, đồng thời quy hoạch, đầu tư các trang thiết bị, bãi chôn lấp một cách hợp lý là vấn đề cấp thiết trong điều kiện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xanh - sạch - đẹp ở Nam Đông.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso

Ngày 22/3, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso đỏ tại Phong Điền". Dự án do PGS.TS Nguyễn Văn Toản, giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ nhiệm.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top