ClockThứ Hai, 16/05/2016 09:48

Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, rủi ro điều trị gia tăng

Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh có vai trò quan trọng ngang với điều trị chuyên môn. Tuy nhiên, dinh dưỡng tiết chế tại các bệnh viện chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức khiến gần 50% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, gia tăng nguy cơ tử vong.

Thông tin trên được TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Chợ Rẫy – Chủ tịch Hội dinh dưỡng lâm sàng TPHCM cho biết. Theo đó, suy dinh dưỡng ở bệnh nhân là vấn đề toàn cầu, bệnh nhân bị suy kiệt trong quá trình điều trị và suy kiệt sau điều trị. Khi mắc bệnh, người bệnh thường có tâm lý bất an, buồn chán, không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng, ăn ít, chức năng tiêu hóa suy yếu, không hấp thu được dinh dưỡng nên không đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Nhiều bệnh nhân cơ thể suy kiện nhưng chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện chưa hợp lý

Do đó, bất kỳ loại bệnh nào, bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng. Ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề dinh dưỡng không đảm bảo sẽ tác động tiêu cực lên việc điều trị, tăng tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện, tăng tai biến, biến chứng, tăng nguy cơ tử vong. Dinh dưỡng không tốt trong và sau điều trị cũng gia tăng tỷ lệ tái phát bệnh, phát sinh và tăng chi phí y tế, làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải bệnh viện.

Dinh dưỡng trong điều trị là vấn đề quan trọng, tuy nhiên trên thực tế tại Việt Nam công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo thống kê của ngành y tế, đến đầu năm 2016 mới chỉ có 80% bệnh viện trên cả nước thành lập được khoa Dinh dưỡng hoặc tổ dinh dưỡng, 20% bệnh viện còn lại đang bị bỏ ngỏ. Mỗi bệnh nhân với bệnh lý cụ thể cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuy nhiên gần 56% bệnh viện chưa tổ chức cung cấp suất ăn cho người bệnh nên bệnh nhân phải tự xoay xở bằng những suất ăn cho qua bữa.

Phân tích của TS Ngân Tâm chỉ ra: Nguồn nhân lực y tế hiện nay được đào tạo tương đối bài bản về chuyên môn song số nhân sự được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng còn rất hạn chế. Đến nay, hệ thống các cơ sở đào tạo y khoa mới chỉ có duy nhất trường Đại học Y Hà Nội đào tạo chuyên khoa dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tại các bệnh viện đã có khoa dinh dưỡng hoặc tổ dinh dưỡng thì trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự hạn chế trở thành lỗ hổng lớn, chưa thể hỗ trợ được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh.

Bệnh nhân cần được sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng ngay sau khi nhập viện

Mặt khác, ngay trong cơ chế, chính sách vấn đề dinh dưỡng cũng đang bị “xem thường”. Hiện nay, Bảo hiểm Y tế mới chấp nhận thanh toán chi phí dinh dưỡng qua phương pháp nuôi ăn tĩnh mạch, giải pháp bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân qua đường miệng đang bị “ngó lơ”. Thực trạng trên trở thành thách thức về mặt tài chính cho người bệnh bởi các chi phí của bữa ăn tiêu chuẩn trong các bệnh viện cao hơn bữa ăn thông thường nhằm đảm bảo đúng khẩu phần, đúng thành phần dinh dưỡng yêu cầu cho từng loại điều trị và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để gia tăng tính hiệu quả, đảm bảo dinh dưỡng đúng và đầy đủ cho bệnh nhân, TS Ngân Tâm khuyến cáo hệ thống dinh dưỡng tiết chế tại các bệnh viện trên cả nước cần: sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng trong vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện; nhanh chóng can thiệp, bổ sung thức ăn, dinh dưỡng cho bệnh nhân, hàng tuần phải tổ chức sàng lọc lại nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng ở người bệnh; tư vấn tình trạng dinh dưỡng theo phác đồ cho bệnh nhân chuẩn bị xuất viện; tiếp tục theo dõi và nhắc nhở bệnh nhân chăm sóc dinh dưỡng sau khi xuất viện.

TS Ngân Tâm cũng đề nghị cần có những thay đổi phù hợp về chính sách Bảo hiểm Y tế để người bệnh được thanh toán các chi phí dinh dưỡng điều trị. Cần mở rộng đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng tại các trường đại học y dược để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn vững vàng phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Âm ỉ… chuyện hụi

Mới đây, lực lượng công an phát hiện, bắt giữ một đối tượng chơi hụi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền hơn 5 tỷ đồng của nhiều người. Hụi… vẫn âm ỉ diễn ra trong đời sống của không ít người dân trong tỉnh.

Âm ỉ… chuyện hụi

TIN MỚI

Return to top