ClockThứ Tư, 07/03/2018 05:00

Bệnh viện đa khoa Chân Mây: Cần mô hình mới để hoạt động có hiệu quả

TTH - Nhiều chuyên gia y tế ở Thừa Thiên Huế đề xuất, để phát huy hiệu quả của Bệnh viện (BV) đa khoa Chân Mây nên sáp nhập BV này vào Trung tâm Y tế Phú Lộc, nhằm có nguồn nhân lực và hệ thống hạ tầng, trang thiết bị đủ mạnh, đúng tầm BV hạng II, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) cho người dân khu vực phía nam của tỉnh.

Bệnh viện Mắt: Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnhBệnh viện Trung ương Huế: Những dấu ấn mớiNợ bảo hiểm y tế, nhiều bệnh viện tuyến huyện gặp khóBệnh viện Trung ương Huế đủ điều kiện liên thông kết quả xét nghiệm38 bệnh viện Trung ương chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau

Lượng bệnh ít

BV đa khoa Chân Mây xây dựng đi vào hoạt động từ tháng 2/2013, với kinh phí gần 100 tỷ đồng. BV có quy mô 200 giường bệnh, đầy đủ các phòng chức năng, trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu KCB không chỉ cho người dân không vực nam chân đèo Phước Tượng. Thời gian đầu, BV được thẩm định hoạt động với quy mô hạng III, gồm 50 giường bệnh. Hàng năm, BV đổi mới phương thức hoạt động làm hài lòng người bệnh, đầu tư đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện cho đội ngũ y, bác sĩ nâng cao trình độ nghiệp vụ, triển khai nhiều kỹ thuật mới trong KCB. BV từng trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân ở khu vực phía nam với thế mạnh điều trị phẫu thuật, bình quân mỗi năm đảm nhận từ 1.500-2.000 trường hợp, như mổ kết hợp xương, mổ lấy thai lần 2, lần 3, cắt tử cung, dạ dày phức tạp…

Tại phòng xét nghiệm sinh hóa, Bệnh viện Chân Mây

Trao đổi với chúng tôi trong một lần điều trị tại BV đa khoa Chân Mây vào cuối năm 2015, ông Nguyễn Văn Đàn (thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) điều trị viêm phế mạn tính tại đây đánh giá cao về chất lượng KCB và sự nhiệt tình, ân cần của đội ngũ y, bác sĩ đối với bệnh nhân. Ông Đàn nói: “Bà con ở khu vực này đã hưởng được dịch vụ KCB tốt của BV Chân Mây, giảm được chi phí thời gian và nhiều tiền bạc. Trước đó, khi ốm đau mọi người phải lên Huế hoặc vào Đà Nẵng điều trị nhưng bây giờ đều chọn BV Chân Mây”.

Thế nhưng, khi ghé BV Chân Mây mới đây, điều mà chúng tôi  thấy là từ khoa khám bệnh đến các khoa chức năng chỉ có một vài bệnh nhân. Nhiều khoa, phòng ở tầng 3 cửa chốt then cài, rêu mốc bám vào nhiều mảng tường. Một nhân viên ở khu vực tiếp bệnh ở sảnh chờ khu nhà chính chia sẻ: “Lượng bệnh đến viện hôm nay cũng bình thường như mọi ngày” khiến tôi không khỏi chạnh lòng .

Khó vì chưa đủ lực để khám thông tuyến

Bác sĩ CK II Hoàng Văn Thám, Giám đốc BV Chân Mây cho rằng, khó khăn lớn nhất của đơn vị là dù quy mô 200 giường bệnh nhưng hiện nay chỉ hoạt động 70 giường bệnh, hạng III. Với mô hình này, từ đầu năm 2017 đến nay, BV không được khám thông tuyến, thu hút bệnh nhân khám BHYT trong khu vực, ngoại trừ một số bệnh nhân ở lân cận, như Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, Lộc Thủy. Trong khi đó, không xa BV Chân Mây lại có BV Phú Lộc thuộc Trung tâm Y tế huyện đang hoạt động với mô hình hạng III được khám thông tuyến, thu hút bệnh nhân từ cơ sở.

Khám chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Chân Mây

Bác sĩ Thám cho rằng, thông thường một BV đa khoa tỉnh không thể hoạt động quy mô 70 giường bệnh, lại hạng III với nguồn nhân lực 69 cán bộ y, bác sĩ. Năm 2017, nhiều BV công lập trên địa bàn tỉnh hướng đến tự chủ tài chính nhưng BV Chân Mây hoạt động gần như trên cơ sở bao cấp của Nhà nước về tiền lương và các nguồn chi thường xuyên của đơn vị.

Để BV Chân Mây tồn tại và phát triển, ngoài nỗ lực của cán bộ y tế cần có cơ chế nâng cấp giường bệnh, đầu tư máy móc, thiết bị và nguồn nhân lực đúng mô hình BV tỉnh để khai thác sử dụng tiềm năng thế mạnh của hệ thống cơ sở hạ tầng có quy mô ban đầu. “Vì mục tiêu chăm sóc, KCB cho người dân, chúng tôi rất cần sự quan tâm của tỉnh để BV Chân Mây có giải pháp, phương án tối ưu nhằm phát huy hiệu quả, tránh lãng phí về cơ sở hạ tầng vốn có”. Bác sĩ Thám nói.

Bác sĩ CK II Trần Bùi, nguyên Phó Giám đốc BV Trung ương Huế, Cơ sở 2 (Phong An, Phong Điền) chia sẻ, mô hình hoạt động của BV đa khoa Chân Mây tuy nhỏ nhưng không khác BV đa khoa phía bắc tỉnh khi chưa sáp nhập vào BV Trung ương Huế trước năm 2015. Để BV Chân Mây phát triển, tỉnh cần sớm có chiến lược thay đổi. Có thể tách nhập, “thay tên đổi chủ”, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành BV có thương hiệu ở  khu vực phía Nam Thừa Thiên Huế trong một mô hình hợp lý để phát huy công năng một cách có hiệu quả và phục vụ tốt nhu cầu của người dân.

Năm 2017, BV đa khoa Chân Mây khám 18.346 lượt, đạt 87,36%, bằng 84,5% so với năm 2016. Trong đó, bệnh nhân điều trị nội trú chỉ 3.708 lượt, đạt 82,4%, giảm 14,46% so với năm 2016. Tổng thu trong năm 2017 hơn 7,7 tỷ đồng; trong đó, trừ các khoản chi phí trực tiếp, gián tiếp, lương. .. còn lại hơn 184 triệu đồng. BV có 73 cán bộ (69 biên chế, 4 hợp đồng); trong đó, có 7 bác sĩ và 1 dược sĩ CK I.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Return to top