ClockThứ Tư, 10/07/2019 19:34

Biến đổi khí hậu đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ

TTH - Theo các quan chức Liên Hiệp quốc (LHQ), sự nóng lên toàn cầu đang không ngừng đe dọa khả năng thành công của một loạt các mục tiêu do tổ chức này thiết lập nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng, xung đột và các dịch bệnh khác trên toàn thế giới.

Thiếu điện & nỗi lo biến đổi khí hậuTương lai việc làm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậuPháp dọa sẽ không ký Tuyên bố chung G20 nếu không bàn về khí hậu

Biến đổi khí hậu khiến nhiều nơi trên thế giới không thể sinh sống được. Ảnh: Time Magazine

Báo cáo của LHQ chỉ rõ rằng biến đổi khí hậu đang làm cạn kiệt nguồn cung thực phẩm, nước và làm ảnh hưởng đến nơi con người sinh sống, gây nguy hiểm cho kế hoạch của LHQ nhằm giải quyết các vấn đề thế giới vào năm 2030. Trước đó, vào năm 2015, các quốc gia thành viên của LHQ đã nhất trí thông qua 17 mục tiêu phát triển toàn cầu (SDGs), đề ra một danh sách bao phủ "những việc cần làm" nhằm giải quyết các vấn đề đáng lo ngại như xung đột, nạn đói, xói mòn đất đai, bất bình đẳng giới và biến đổi khí hậu.

Trong báo cáo mới nhất được đưa ra trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp và quan chức đang nhóm họp tại diễn đàn cấp cao của LHQ để đánh giá tiến triển của các mục tiêu, biến đổi khí hậu được xem là "thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững".

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng thư ký của LHQ về các vấn đề kinh tế và xã hội Liu Zhenmin nhấn mạnh, vấn đề khẩn cấp nhất cần phải hành động hiện nay chính là biến đổi khí hậu. Theo ông, tác động tổng hợp của vấn đề này là các thảm họa với hậu quả không thể đảo ngược, trong bối cảnh các sự kiện thời tiết cực đoan đang ngày càng tăng, thiên tai và xói mòn đất ngày càng nghiêm trọng hơn. "Những hiệu ứng này sẽ khiến nhiều nơi trên thế giới trở nên không thể sinh sống được, và người nghèo là nhóm đối tượng bị tác động nhiều nhất", ông cảnh báo.

Liên quan đến các vấn đề khác, báo cáo cho biết nhiều tiến bộ đã được thực hiện để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, tăng tỷ lệ tiêm chủng và tiếp cận với nguồn điện trên toàn cầu. Tuy nhiên, tình trạng nghèo cùng cực, nạn đói và bất bình đẳng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết khi hơn một nửa số trẻ em ở độ tuổi đi học gặp khó khăn trong việc đọc và làm toán, mặc dù 2/3 số trẻ em đó đã được đến trường. Về vấn nạn buôn người, tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi từ mức trung bình 150 nạn nhân/quốc gia được phát hiện vào năm 2010 lên tới 254 nạn nhân vào năm 2016.

Tuy nhiên, theo các quan chức LHQ, giữa những lo ngại nêu trên, biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề quan trọng nhất cần được lưu tâm khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn đang tiếp tục gia tăng và "biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự đoán", báo cáo nêu rõ. Tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra tuần này, 47 quốc gia tham dự dự kiến ​​sẽ tự đưa ra các đánh giá về tiến trình thực hiện SDGs và những thành tựu đạt được.

Trước đó, các báo cáo của LHQ cho biết các mục tiêu phát triển bền vững đang bị đe dọa bởi sự dai dẳng của bạo lực, xung đột và thiếu đầu tư tư nhân. Đánh giá từ các tổ chức khác cũng cho rằng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ và thiếu kinh phí tài trợ là những trở lực để đạt SDGs. Theo ước tính của LHQ, chi phí thực hiện các mục tiêu toàn cầu là khoảng 3.000 tỷ USD/năm.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Return to top