ClockThứ Hai, 15/04/2019 06:50

Biến tấu… từ vỏ trứng

TTH.VN - Những vỏ trứng vịt, trứng ngỗng tưởng chừng vứt đi đã trở thành điểm nhấn, tạo nên nét nghệ thuật cho những vật dụng sinh hoạt đời thường...

Zèng & giày

Một góc xưởng của Hoàng Ngọc Lượm tại thôn Kim Sơn (Thủy Bằng - Hương Thủy)

Cách đây 15 năm, sau khi trưởng thành từ lớp học vẽ của thầy Nguyễn Đức Huy và cô Lương Thị Ánh Tuyết – giảng viên Trường ĐH nghệ thuật Huế, Hoàng Ngọc Lượm - chàng trai thôn Kim Sơn (Thủy Bằng - TX. Hương Thủy) đã ứng dụng vỏ trứng vào tranh sơn mài.

Tích lũy kinh nghiệm, chịu khó tìm tòi, học hỏi, đầu năm 2019, Lượm quyết định khởi nghiệp bằng vỏ trứng, nhưng không phải chỉ dùng trong tranh sơn mài mà được ứng dụng vào các thiết kế, đồ trang sức, vật dụng hằng ngày… với tính thực tiễn cao.

Ở Huế, vỏ trứng trong tranh sơn mài rất nhiều người làm, vỏ trứng đính lên đồ trang sức cũng có một vài người làm, nhưng đưa vỏ trứng hiện diện lên chén, dĩa, bình trà, lọ hoa, gót giày, hộp đựng mứt và cả mũ bảo hiểm.

“Tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019, em sẽ ra mắt sản phẩm và hy vọng được đón nhận, bởi những mặt hàng này vừa có thể trở thành đồ lưu niệm, vừa có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày với độ bền cao”.

Được chế tác hoàn toàn bằng thủ công từ những bàn tay tài hoa, mỗi sản phẩm dùng một kỹ thuật, hình vẽ, màu sắc hoàn toàn khác nhau nên dù mới mở 1 ki ốt nho nhỏ sát chân cầu ngói Thanh Toàn (Thủy Thanh – Hương Thủy,) nhưng một ngày Lượm cũng đón vài chục lượt du khách vào tham quan, mua sắm…

Cùng tìm hiểu một số công đoạn “biến tấu” vỏ trứng của Hoàng Ngọc Lượm:

Nướng vỏ trứng là công đoạn đầu tiên để tạo màu, chọn màu (nâu/đen) tùy theo ý người tạo tác

Vỏ trứng sau khi nướng chín được bẻ nhỏ, cẩn thận gắn lên sản phẩm trước đó đã được quét 1 lớp sơn mài

Rây - kỹ thuật dùng vỏ trứng được xay mịn phủ lên bề mặt sản phẩm để tạo ra những nét chấm phá 

Những chiếc mũ bảo hiểm, mũ cối đầy cá tính khi được phủ ngoài bằng sơn mài và vỏ trứng

Ngoài mũ bảo hiểm, Lượm và những người thợ còn ứng dụng vào bình hoa, ấm trà, hộp đựng mứt, gót giày...

Công đoạn "đi" màu ở một ấm trà sau khi cẩn vỏ trứng đòi hỏi

độ khéo léo nhất định

Mỗi một sản phẩm sử dụng một kỹ thuật khác nhau

Đánh bóng - khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm

Những ấm trà với điểm nhấn nghệ thuật từ vỏ trứng

Ngoài những vật dụng trong sinh hoạt, vỏ trứng còn được cẩn lên đồ trang sức rất xinh xắn và cá tính, hứa hẹn trở thành điểm nhấn trong những món quà lưu niệm mang đậm dấu ấn Cố đô tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019

Hàn Đăng (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia đình sơn mài

Đam mê nghệ thuật sơn mài, gia đình vợ chồng họa sĩ Nguyễn Đức Huy và Lương Thị Ánh Tuyết cùng nhau tạo nên một thế giới riêng của sơn mài.

Gia đình sơn mài
Lặng lẽ sơn mài

Trong đời sống mỹ thuật Huế, sơn mài có phần lặng lẽ khi lực lượng sáng tác dòng tranh này ngày càng ít dần.

Lặng lẽ sơn mài
Có một festival “xanh”

Festival nghề truyền thống Huế 2019 đã khép lại nhưng dư âm của một kỳ festival rộn ràng đậm bản sắc Huế diễn ra trong suốt một tuần qua vẫn còn ở lại với nhiều người dân và du khách.

Có một festival “xanh”
Return to top