ClockThứ Sáu, 22/11/2019 14:47

Biết mình đang ở đâu & tăng sự kết nối

TTH - Đó là điều mà các chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chia sẻ với Thừa Thiên Huế, trong nỗ lực xây dựng một hệ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) có hiệu quả ở địa phương.

Trải nghiệm cùng Hue Lotus Homestay

Ông Lý Đình Quân, Giám đốc Vườn ươm Sông Hàn

Hệ sinh thái KNĐMST được hiểu là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các cơ quan liên quan và tiến trình khởi nghiệp, tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương.

Năm 2016, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST Quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương sớm triển khai các hoạt động nhằm xây dựng và vận hành hệ sinh thái KNĐMST địa phương. Đề án 844 có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ KNĐMST; hỗ trợ các dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp...

Để đạt các mục tiêu trên, Ban điều hành Đề án 844 (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) tuyển chọn các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp có năng lực để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Vườn ươm Sông Hàn (Đà Nẵng) là một trong những tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp được Ban điều hành Đề án 844 chọn thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ sinh thái KNĐMST miền Trung năng động, hiệu quả. Theo ông Lý Đình Quân, Giám đốc Vườn ươm Sông Hàn, hệ sinh thái KNĐMST đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra các hạt mầm, ươm mầm những sản phẩm có nhân tố mới, đến việc thương mại hóa sản phẩm và kết nối đầu tư, dựa trên nền tảng công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Qua quá trình hỗ trợ Đà Nẵng và một số địa phương thuộc khu vực miền Trung xây dựng hệ sinh thái KNĐMST, ông Lý Đình Quân nhận ra có hai vấn đề hầu hết các địa phương đều gặp và cần điều chỉnh. Đó là, các địa phương đang xây dựng hệ sinh thái KNĐMST thiếu hệ thống các nguồn lực một cách bài bản và nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cấp cơ sở, nhiều sở, ngành chưa kết nối được với hệ sinh thái KNĐMST của địa phương. Ông nói: Để xây dựng một hệ sinh thái KNĐMST năng động và hiệu quả, trước tiên cần đánh giá đúng thực trạng của từng tổ chức, từng nguồn lực và năng lực của từng thành tố của hệ sinh thái đó. Từ góc nhìn này, chúng ta sẽ biết chúng ta đang ở đâu để từ đó chúng ta có thể kết nối các nguồn lực giữa các địa phương với nhau, tạo ra sự tương hỗ, nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể giúp hệ sinh thái của khu vực miền Trung kết nối tốt hơn với bên ngoài.

So với một số địa phương, như Bến Tre, Bình Định, Quảng Nam, Đồng Tháp..., Thừa Thiên Huế tuy có đi sau về điểm xuất phát xây dựng hệ sinh thái KNĐMST, nhưng lại là địa phương đi theo lộ trình bài bản nhất. Từ các địa phương khác nhìn về Thừa Thiên Huế, ông Lý Đình Quân nhận xét: Thừa Thiên Huế đang làm rất tốt việc tiếp cận tư duy sáng tạo để xây dựng hệ sinh thái KNĐMST, bằng cách thu hút các nguồn lực, triển khai đồng bộ các hoạt động và kết nối cùng nhau. Đây là chiến lược rất đúng đắn của Thừa Thiên Huế. Tuy vậy, những gì Thừa Thiên Huế đạt được vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng một hệ sinh thái KNĐMST bền vững, bởi lẽ những thách thức lớn vẫn đang ở phía trước. Vấn đề là làm sao để hệ sinh thái này có thể ươm tạo thành công những ý tưởng thành những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và những doanh nghiệp ấy thu hút được nguồn lực đầu tư càng nhiều càng tốt.

Thực hiện nhiệm vụ của Đề án 844, Vườn ươm Sông Hàn đang nỗ lực kết nối hệ sinh thái KNĐMST khu vực miền Trung, trọng điểm là các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên. Ông Lý Đình Quân nhấn mạnh, vẫn còn quá nhiều việc phải làm để có được một hệ sinh thái KNĐMST miền Trung năng động, cạnh tranh và đạt hiệu quả. Trước mắt là mỗi địa phương phải xây dựng được một hệ sinh thái KNĐMST bài bản, có nền tảng. Nếu địa phương nào không đủ nguồn lực, cần chủ động mở rộng kết nối với hệ sinh thái khác. Đây là phương thức sử dụng nguồn lực bên ngoài để hoàn thiện hệ sinh thái của mình một cách tốt nhất.

“Nhiệm vụ cốt tử của một hệ sinh thái KNĐMST là tạo nên những điểm kết nối”, chuyên gia cố vấn Phạm Duy Hiếu, Phó Chủ tịch Quỹ khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF), cũng đã nhấn mạnh điều đó trong một lần chia sẻ với Thừa Thiên Huế. Theo chuyên gia Phạm Duy Hiếu, “kết nối” là từ ngữ thể hiện rõ nhất những việc mà SVF đã tham gia phát triển hệ sinh thái KNĐMST của các địa phương. Trong một hệ sinh thái, nếu các thành viên/thành tố kết nối được với nhau thì hệ sinh thái đó làm nên được nhiều việc, là một hệ sinh thái nảy nở, có sức sống. Giải pháp tốt nhất để tạo ra một hệ sinh thái có sức sống là phải chủ động kết nối nhiều hơn nữa, kết nối giữa các sở, ngành, giữa các doanh nghiệp và giữa các cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp.

Đồng hành cùng hệ sinh thái KNĐMST của Thừa Thiên Huế, ông Phạm Duy Hiếu cam kết, chỉ cần Thừa Thiên Huế thực hiện được các hoạt động kết nối nhằm phát triển hệ sinh thái KNĐMST, thì SVF luôn có sự hỗ trợ tích cực.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ

Trước thềm Diễn đàn với 12 phiên họp khai mở, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ với báo chí xung quanh nội dung cũng như kỳ vọng về Diễn đàn Báo chí Toàn quốc trong khuôn khổ “Hội Báo toàn quốc 2024”. Diễn đàn với 12 phiên thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra với báo chí đang được kỳ vọng mở ra con đường mới cho các cơ quan báo chí thích ứng và phát triển, phục vụ và đóng góp đắc lực cho quốc gia, dân tộc.

Thúc đẩy báo chí thích ứng, đổi mới mạnh mẽ
Return to top