ClockThứ Tư, 16/08/2017 10:24

Bộ Tài chính nói gì về đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%

Không chỉ đề xuất chuyển một loạt hàng hóa, dịch vụ từ 5% hiện tại lên 10%, lãnh đạo Bộ Tài chính còn đưa ra ý kiến tăng mức thuế giá trị gia tăng thông thường từ 10% lên 12%.

Ảnh minh họa

Cơ cấu lại nguồn thu

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được lãnh đạo Bộ Tài chính nêu lên trong báo cáo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng.

Báo cáo của ngành tài chính dẫn kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia, kể cả các nước đã phát triển đang có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách bằng cách tăng cường nguồn từ thuế gián thu.

Cụ thể, để bù đắp hụt thu do giảm thuế thu nhập, các nước đang chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng như giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt.

Minh chứng là thuế suất thuế giá trị gia tăng trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế này đã xấp xỉ 21,5%. Các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng có xu hướng tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016.

Cũng theo Bộ Tài chính, phía Ngân hàng Thế giới đã thống kê mức thuế suất của 112 nước và thấy rằng, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25%, còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%.

“Các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng như Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản,…” báo cáo của ngành tài chính nêu lên.

Từ đó, đại diện Bộ Tài chính đề xuất nâng mức thuế suất 10% theo một trong hai phương án: Một là tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019; Hai là Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021.

Với hai phương án trên, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh quan điểm “đề nghị cân nhắc phương án 1.”

Nhiều dịch vụ bị đánh thuế gấp đôi?

Ở hướng khác, báo cáo Bộ Tài chính cho thấy, thay vì chịu mức thuế thông thường là 10%, hiện có 14 nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ chịu thuế 5%.

Tuy nhiên, việc áp thuế 5% theo đại diện Bộ Tài chính đã phát sinh vướng mắc. Cụ thể, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đã được xã hội hóa sâu rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhằm mục đích lợi nhuận như hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, trình diễn thời trang, thi người mẫu, bóng đá, chiếu bóng, cung cấp nước sạch,... nhưng vẫn được hưởng thuế thấp.

“Nếu tiếp tục áp dụng thuế suất 5% sẽ không bảo đảm bình đẳng giữa các lĩnh vực, ngành nghề,” đánh giá của ngành tài chính nêu lên.

Ngoài ra, cũng theo lãnh đạo Bộ Tài chính, mức thuế giá trị gia tăng hiện đang được áp dụng với một số mặt hàng như thiết bị, dụng cụ y tế, các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy,… Tuy nhiên, thực tế, không ít mặt hàng có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Đại diện Bộ Tài chính lấy ví dụ như lưới, sợi để đan lưới đánh cá cũng được dùng làm lưới dàn, lưới bao công trình, lưới cẩu hàng. Các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học cũng có thể dùng cho văn phòng, mục đích dân dụng khác như bàn, ghế, máy chiếu, màn hình,...

Điều này theo đại diện ngành tài chính dẫn đến không thống nhất trong thực hiện, tạo kẽ hở để lợi dụng chính sách, cạnh tranh không bình đẳng.

Từ những lập luận trên, lãnh đạo Bộ Tài chính đề xuất chuyển một số hàng hóa, dịch vụ từ mức thuế 5% sang 10% như: nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim,…

Ngoài ra, đại diện Bộ Tài chính cũng nêu quan điểm, các loại thiết bị, dụng cụ không chỉ dùng cho y tế mà còn sử dụng cho nhiều mục đích khác cần chuyển sang áp dụng mức thuế suất 10%. Mức thuế 5% chỉ áp dụng với máy móc, thiết bị chỉ sử dụng trong y tế như: Máy nội soi, máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ,…

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển
Kết nối việc làm với hơn 9.000 vị trí cần tuyển dụng

Sáng 19/2, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (DVVL) tổ chức Tháng giao dịch việc làm với chủ đề "Mùa xuân kết nối việc làm" nhằm đẩy mạnh công tác kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, cơ sở đào tạo tuyển sinh học nghề đạt hiệu quả.

Kết nối việc làm với hơn 9 000 vị trí cần tuyển dụng
Thông tin doanh nghiệp
Khám phá cơ hội đầu tư: Tư vấn giao dịch hàng hóa phái sinh tại SACT

Sản phẩm phái sinh hàng hóa được coi là công cụ để nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá và có thể hạn chế những rủi ro không đáng có. Là một nhà đầu tư khôn ngoan, điều đầu tiên cần cân nhắc khi bắt đầu tham gia thị trường hàng hóa đó là lựa chọn công ty kinh doanh hàng hóa uy tín để nhà đầu tư yên tâm khi giao dịch. Công ty nào cũng được cấp phép hoạt động nên việc lựa chọn công ty phù hợp là điều được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Khám phá cơ hội đầu tư Tư vấn giao dịch hàng hóa phái sinh tại SACT
Return to top