Bộ Tài Chính vay 30.000 tỷ đồng để bù đắp thiếu hụt tạm thời?
TTH.VN - Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết khoản vay này nhằm bù đắp ngân sách thiếu hụt tạm thời, và sẽ hoàn trả ngay trong năm tài chính.
Ngoài việc đốc thúc thu nợ đọng thuế, đầu tuần này, Bộ Tài chính đã có chỉ đạo các vụ chức năng nghiên cứu và đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách vay 30.000 nghìn tỷ đồng để đảm bảo cân đối thu chi trong năm nay. Đề nghị được xem là khác với bình thường, bởi lâu nay, bù đắp bội chi ngân sách vẫn hay dùng trái phiếu Chính phủ và vay vốn nước ngoài.
Vay để cân đối ngân sách
Trả lời VTV tối 29/7, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải đề cập tới việc cơ quan này đề nghị vay tạm ứng Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng (tương đương 1,37 tỷ USD). Theo ông Hải, việc vay này chỉ là nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước chứ không phải do tình hình ngân sách khó khăn hơn dự kiến. Đại diện Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, đây chỉ là nghiệp vụ vay tạm ứng, bù đắp thiếu hụt trong năm.
Theo quy định của Luật Ngân sách và Luật Ngân hàng Nhà nước, ông Hải cho biết trong trường hợp ngân sách thiếu hụt tạm thời có thể vay Ngân hàng Nhà nước và phải hoàn trả ngay trong năm tài chính.
"Thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đầu năm tích cực. Với kết quả đó năm nay, Bộ Tài chính kiên quyết đảm bảo bội chi ngân sách 5% theo quyết định của Quốc hội”, Thứ trưởng khẳng định.
![]() |
Các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính nên tính tới các kênh hỗ trợ vốn khác trước khi vay tiền Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: Dân trí) |
Trước đó, trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tài chính cũng khẳng định việc vay này không phải để chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, vị này lại từ chối cho biết thông tin về số tiền hàng năm ngân sách vay tạm ứng Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng, 30.000 tỷ đồng là con số khá lớn nếu chỉ để bù đắp thiếu hụt tạm thời.
"Phao” cứu sinh cuối cùng
Ngày 29/7, Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết dự trữ ngoại hối Nhà nước đến tháng 7/2015 là 37 tỷ USD. Ông cũng nhấn mạnh đây là số ngoại tệ "tiền tươi thóc thật", sẵn sàng sử dụng. Bên cạnh đó, số vàng cơ quan này đang dự trữ đạt khoảng 10 tấn.
Phát biểu trên báo Dân trí ngày 30/7, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) Nguyễn Đức Độ cho rằng: "Trong bối cảnh áp lực thu ngân sách hiện nay khi giá dầu giảm mạnh và lạm phát thấp hơn nhiều so với kế hoạch, Bộ Tài chính đã có những giải pháp tăng thu, chống thất thu thuế nhưng tương lai vẫn còn nhiều khó khăn. Về vay nợ, phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm cũng rất khó khăn dù lãi suất tăng lên 6,4%. Trong khi đó, các khoản chi theo dự toán thì vẫn phải chi.”
Theo ông Độ, với nhu cầu chi tiêu tương đối nhiều, Bộ Tài chính cũng tính nhiều kênh khác nhau để vay nợ như vay Bảo hiểm Tiền gửi, xin phát hành trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm… để cải thiện. Nếu những giải pháp này càng hiệu quả bao nhiêu thì càng phải vay NHNN ít bấy nhiêu.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, khi NHNN cho ngân sách vay 30 nghìn tỷ đồng mà không có các biện pháp trung hòa đi kèm, cung tiền sẽ tăng. Nếu NHNN vẫn còn lo ngại việc tăng cung tiền này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của tỷ giá, cũng như mục tiêu lạm phát đã đặt ra, đề nghị này sẽ khó có thể được thực hiện.
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, Bộ Tài chính vay NHNN nằm trong quy định và là giao dịch bình thường của Chính phủ. Tuy nhiên, nếu vay thường xuyên sẽ dẫn tới không kiểm soát được nợ công. Do đó, chỉ nên xem NHNN là “phao” cứu sinh cuối cùng, không nên để thành tiền lệ.
Đồng quan điểm, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, việc ngân sách gặp khó khăn ai cũng biết nhưng vay phải trả và Quốc hội cần phải giám sát việc này./.
Theo VOV
- Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook? (01/03)
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây” (01/03)
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19 (01/03)
- Quảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bát (01/03)
- Apple vẫn sẽ ra mắt iPhone 13 mini (01/03)
- Nguy cơ bị theo dõi bằng Smart TV (01/03)
- Tổng điều tra kinh tế Việt Nam năm 2021 từ ngày 1/3 (01/03)
- Sản phẩm vùng cao mong ước chạm thương hiệu (01/03)
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây”
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của Huế
- Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
- Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Vietnam Airlines: Sẵn sàng để vận chuyển vaccine COVID-19
- Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
-
Vietnam Airlines: Dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam về tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh
- Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Tập trung nguồn lực phát triển, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”
- Đưa thương hiệu “sen Huế” vươn ra thị trường
- Ký kết biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư Trung tâm Thương mại Aeon Mall tại Huế
- Vietnam Airlines: Sẵn sàng để vận chuyển vaccine COVID-19
- Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
- Rà soát dự thảo kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Hầm Hải Vân 2 tiếp tục hoạt động bình thường