Bộ thước - compa ảo và tấm lòng người thầy
TTH - Không chỉ yêu nghề, trong anh còn đau đáu ước mơ làm khoa học. Đó là hình ảnh về thầy giáo Nguyễn Phước.
![]() |
NGƯT Nguyễn Phước |
Thầy giáo Nguyễn Phước khi đứng lớp hay ở cương vị lãnh đạo vẫn luôn nghiên cứu chuyên môn để mong tìm cách giải một bài toán phải theo hướng hay nhất, ngắn nhất, dễ hiểu nhất.
Suốt những năm dạy học ở Trường THCS Kim Long, thầy đã đưa phong trào phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi ở đây lên tầm cao mới, đào tạo nhiều thế hệ học sinh của trường trở thành học sinh giỏi toán của thành phố. Trở thành cán bộ lãnh đạo, thầy không chỉ hỗ trợ mà còn luôn nghiên cứu, ứng dụng những cái hay, cái mới trong khoa học giáo dục. Những nghiên cứu của thầy được đăng tải trên báo Toán học và Tuổi trẻ, Toán tuổi thơ đã khơi dậy tư duy của học sinh, giúp các em thích thú môn học vốn bị coi là khô cứng. Gần đây, thầy còn có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học cao, được Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT công nhận, được cấp bằng chứng nhận. Riêng năm 2015, đề tài “Bộ thước, compa ảo dùng để dạy học môn toán” của thầy tham gia hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ VII, 2015 của tỉnh đã đạt giải ba và tham gia thi toàn quốc.
Hỏi tại sao lại chọn một đề tài ở lĩnh vực công nghệ thông tin, thầy say sưa: Tại Việt Nam đã có những bài giảng điện tử có sử dụng bộ thước - compa ảo từ năm 2009, nhưng còn nhiều nhược điểm. Các file đó chỉ là kịch bản riêng cho từng bài, tốn rất nhiều công sức để làm, hình vẽ không chính xác, giao diện không đẹp, học sinh không thấy được từng bước dựng theo hướng dẫn của giáo viên nên khó thiếp thu, đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi nghiên cứu. Bộ thước - compa ảo này được tích hợp trong phần mềm ActivInspire là phần mềm thương mại, giá thành rất cao. Công trình của tôi là khắc phục nhược điểm như hình vẽ không chính xác, giao diện không đẹp, hơi mờ và cụ thể hóa hình ảnh.
Thầy Phước cho biết, thầy và cộng sự là Nguyễn Anh Long, giáo viên Trường THCS Hàm Nghi, cũng là con trai của thầy nghiên cứu, sử dụng phần mềm mã nguồn mở Geogebra, sáng tạo thêm các tổ hợp lệnh để thiết kế Bộ thước - compa mà mỗi chi tiết là một đối tượng hình học, các số đo trên mỗi dụng cụ chính xác với số đo của các đối tượng hình học trên phần mềm Geogebra. Như vậy, khi sử dụng Bộ thước - compa ảo để dạy các bài giảng điện tử giáo viên có thể trình bày từng bước dựng giống như dùng bộ thước compa thường (gỗ, nhựa). Giao diện của Bộ thước - compa ảo này có hình ảnh chính xác, rõ ràng, đẹp, phóng to thu nhỏ tùy ý, kích thích sự hứng thú của học sinh. Quả thật, xem thầy thao tác, chúng tôi nhận thấy Bộ thước - compa ảo dễ sử dụng, có thể tự tăng cường thêm tính năng cho sản phẩm nếu người sử dụng có năng lực. Chúng tôi được biết, Bộ thước compa ảo của thầy Phước đã được kiểm nghiệm thông qua đề tài nghiên cứu khoa học “ Ứng dụng phần mềm Geogebra để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hình học lớp 7” và được UBND thành phố nghiệm thu xếp loại xuất sắc.
![]() |
Bộ thước - compa ảo có thể thay thế bộ compa gỗ (ảnh) hiện hành |
Phần mềm sử dụng để thiết kế Bộ thước compa ảo là phần mềm Geogebra, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới; nên giá thành Bộ thước - compa ảo cũng nhờ đó mà thấp. Hiện nay, Bộ thước - compa bằng gỗ dùng để giáo viên giảng dạy bao gồm thước thẳng, ê-ke, thước đo độ, compa có giá không dưới 100.000 đồng, trong lúc đó nếu sử dụng Bộ thước - compa ảo giá thành không đáng bao nhiêu, thậm chí có thể san sẻ cho nhau dùng... Mặc dù còn nhược điểm là cần có máy tính kết nối với projector mới sử dụng được nhưng với sản phẩm này, thầy Nguyễn Phước đã góp phần vào việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên, giải quyết vấn nạn “dạy chay” trên lớp.
Bài, ảnh: Hương Giang
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê (27/02)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe (26/02)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh ta (25/02)
- Cẩn trọng khi đưa học sinh đi trải nghiệm (24/02)
- Khi thầy cô quan tâm học trò (24/02)
- Chủ động phương án phòng, chống dịch khi sinh viên trở lại Huế (23/02)
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền (22/02)
- Hội đồng trường định hướng chiến lược & đảm bảo tính dân chủ (21/02)
-
Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- “Năm dịch”, không vắng những giải cao
- Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021
- Sẻ chia không khí tết với sinh viên Lào đang ở Huế
- Đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé
-
Hội đồng trường định hướng chiến lược & đảm bảo tính dân chủ
- Chủ động phương án phòng, chống dịch khi sinh viên trở lại Huế
- Khi thầy cô quan tâm học trò
- Cẩn trọng khi đưa học sinh đi trải nghiệm
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh ta