Thể thao trong nước

Bơi lội VN trước thềm SEA Games 29: An tâm với Ánh Viên

ClockThứ Tư, 02/08/2017 09:42
Dù trắng tay ở Giải bơi lội vô địch thế giới 2017 vừa kết thúc tại Hungary nhưng ở đấu trường SEA Games, Ánh Viên vẫn vượt trội so với các đối thủ Đông Nam Á.

Các VĐV bơi lội dự kiến sẽ mang về cho đoàn thể thao VN ít nhất 10 HCV (bằng với SEA Games 28). Cơ sở để an tâm với mục tiêu này là sự vượt trội của Ánh Viên so với các đối thủ Đông Nam Á (tại SEA Games 2015 ở Singapore, Ánh Viên đoạt 8 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ, đồng thời phá 8 kỷ lục SEA Games).

Bơi lội VN có thể an tâm với Ánh Viên ở SEA Games 29. Ảnh: T.P

Tại Giải thế giới 2017 vừa qua, Ánh Viên chỉ tham dự hai nội dung hỗn hợp cá nhân sở trường ở cự ly 200m và 400m. Ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân, Ánh Viên suýt giành được vé vào chung kết khi xếp hạng 10 vòng loại với thời gian 4 phút 40,39 giây. Dù chưa phải là thành tích tốt nhất sự nghiệp nhưng Ánh Viên đã vượt khá sâu kỷ lục SEA Games do mình đang nắm giữ (4 phút 42,88 giây). VĐV xếp thứ hai Đông Nam Á ở nội dung này là Permatahani Azzahra (Indonesia) kém Ánh Viên đến hơn 16 giây.

Ở nội dung 200m hỗn hợp cá nhân, Ánh Viên cũng xếp đầu trong số tất cả VĐV của Đông Nam Á với thời gian 2 phút 13,36 giây (vượt kỷ lục SEA Games hiện tại của Ánh Viên). Trong khi đó, VĐV người Indonesia Dewi Ressa Kania về đích thứ hai khu vực Đông Nam Á với thời gian 2 phút 17,93 giây. Nhìn chung, qua thành tích ở Giải thế giới 2017, không có VĐV Đông Nam Á nào đủ sức đe dọa sự thống trị của Ánh Viên, nhất là những cự ly cô đang giữ HCV SEA Games như: 200m tự do, 400m tự do, 800m tự do, 200m bướm, 200m ếch, 200m ngửa...

Theo nhận định của các chuyên gia bơi lội, do Giải thế giới 2017 và SEA Games 29 quá gần nhau nên HLV Đặng Anh Tuấn phải tính toán xem giải nào quan trọng hơn. Do đấu trường SEA Games là nơi Ánh Viên gánh sự kỳ vọng lớn nên điểm rơi phong độ của cô chắc chắn sẽ là SEA Games 2017, vì vậy thành tích của cô nhiều khả năng sẽ khả quan hơn so với hiện nay.

An tâm với Ánh Viên nhưng điều đáng lo là các nam kình ngư VN vẫn bị “đè” dưới cái bóng quá lớn của Joseph Isaac Schooling (Singapore). Cụ thể, ở Giải thế giới 2017, Hoàng Quý Phước bơi 200m tự do với 1 phút 49,87 giây, kém thành tích HCV SEA Games 2015 của chính anh đến 0,91 giây. Vì vậy, chức vô địch của Quý Phước sẽ bị lung lay nếu Schooling (từng bơi 1 phút 47,79 giây) tham dự.

Ở nội dung 100m tự do, Quý Phước cũng bơi vượt thành tích HCĐ SEA Games 2015 (50,60 giây) của anh với thành tích 49,67 giây. Trước đó, Quý Phước từng bơi 49,03 giây tại Giải vô địch Hungary 2017 nên hi vọng anh sẽ đổi được màu huy chương. Tuy nhiên, Quý Phước rất khó giành HCV bởi thành tích của Schooling là 48,86 giây.

Bơi lội VN cũng khó đặt mục tiêu HCV cho VĐV Việt kiều Lê Nguyễn Paul. Cụ thể, ở các cự ly ngắn sở trường 50m ngửa và 100m ngửa tại giải thế giới vừa qua, Lê Nguyễn Paul đều xếp hạng 3 trong số các VĐV Đông Nam Á, sau Sudartawa I Gede Siman (Indonesia) và Quah Zheng Wen (Singapore).

Hi vọng vào kình ngư 15 tuổi

Chỉ có chiếc HCV 1.500m tự do nam, nội dung Schooling gần như chắc chắn không dự, khiến cho người hâm mộ VN an tâm nhất với kình ngư Nguyễn Hữu Kim Sơn.

Ở tuổi 15, Kim Sơn đã xuất sắc phá kỷ lục quốc gia và vượt kỷ lục SEA Games của đàn anh Lâm Quang Nhật với thành tích 15 phút 29,90 giây.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top