ClockThứ Năm, 14/04/2016 13:19

Bốn giải pháp để cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Giảm sút tăng trưởng GDP quý I bước đầu có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân biểu hiện ở tăng hộ thiếu đói, suy giảm việc làm, giải thể doanh nghiệp...

Tại tọa đàm về kinh tế Việt Nam quý I/2016 do trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì tổ chức sáng 14/4, tham luận của GS.TS Ngô Thắng Lợi và cộng sự (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP cả nước quý 1 năm nay chỉ đạt 5,46%, thấp hơn nhiều so với mức 6,12% của cùng kỳ năm ngoái.


Tọa đàm do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

Ông Lợi cho rằng, việc giảm sút tăng trưởng bước đầu có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tính chung 3 tháng đầu năm, cả nước có 90,9 nghìn lượt hộ thiếu đói, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 365,9 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 9,4%.

Theo phân tích của ông Lợi, tăng GDP quý I năm nay không chỉ thấp hơn quý I/2015 mà còn thấp hơn năm 2011 (chỉ bằng 90%) – năm đầu tiên của giai đoạn suy giảm tăng trưởng 2011-2015, bằng 80% tốc độ tăng trưởng năm 2015 và thấp hơn cả mức trung bình giai đoạn 2011-2015 (5,91%). Nếu sử dụng phương pháp ngoại suy thì dự báo tăng trưởng năm 2016 sẽ không đạt chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016 là 6,7-6,8%.

5 yếu tố kéo giảm tăng trưởng GDP quý I

Chỉ ra nguyên nhân gây suy giảm tăng trưởng GDP quý đầu năm nay, GS.TS Ngô Thắng Lợi cho biết, có 5 yếu tố. Một là, công nghiệp chế biến chế tạo – ngành động lực tăng trưởng mạnh nhất bị suy giảm nghiêm trọng (3 tháng đầu năm, công nghiệp tăng trưởng 6,2%, thấp hơn nhiều so với mức 9,27% cùng kỳ năm trước).

 

Điều đáng nói là sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo tập trung chủ yếu vào những ngành công nghiệp chế biến ở các doanh nghiệp nội địa như: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất phân bón hóa chất, nhiều ngành tăng trưởng âm như dệt vải, quần áo giầy dép, thuốc lá… Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp khó khăn về nguyên liệu, giá cả đầu vào và khả năng cạnh tranh yếu, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quý I/2016 đã có hơn 20.000 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, có tới 27% doanh nghiệp gặp khó khăn toàn diện, 29% doanh nghiệp giảm khối lượng sản phẩm, 27% doanh nghiệp giảm đơn hàng, 24% doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu giảm, 16% doanh nghiệp khẳng định giảm lượng lao động.

Hai là, điểm “tựa vai” của tăng trưởng kinh tế Việt Nam – khu vực FDI, có dấu hiệu thiếu khởi sắc. Tình trạng này do đầu năm 2016, thế giới có nhiều khó khăn và bất lợi, nhất là đối với các nước đang phát triển do giá nguyên liệu thô có xu hướng giảm, trong khi các đối tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam chủ yếu vẫn là từ các nước mới nổi, đầu tư khai thác tài nguyên và gia công chế biến. Sự giảm sút xuất nhập khẩu từ các DN FDI cũng rõ nét.

Ba là, ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn gây hậu quả “kép” về suy giảm tăng trưởng, một mặt làm cho chính ngành nông lâm thủy sản bị giảm sút; mặt khác, gây ảnh hưởng xấu cho các doanh nghiệp công nghiệp nội địa chế biến nông sản và giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ nông sản, vốn chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nội địa của Việt Nam.

Bốn là, những biểu hiện xấu đi của thương mại quốc tế. Tính chung quý I cả nước xuất siêu hơn 700 triệu USD, trong đó khu vực FDI xuất siêu 4,8 tỷ USD, khu vực trong nước nhập siêu 4 tỷ USD. Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 1,49 điểm % của mức tăng trưởng chung nếu đứng trên góc độ chi tiêu.

Năm là, sự giảm sút trên bình diện hiệu quả tăng trưởng. Trong đó gồm: giảm sút hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Quý I, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP chiếm 32,2% và tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,46%. Tức là suất đầu tư tăng trưởng 3 tháng qua lên tới 5,98%, cao nhất từ 2011 đến nay. Hiệu quả sử dụng lao động cũng giảm sút. 3 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng sử dụng lao động chỉ đạt 1,45%, còn GDP tăng 5,46%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động Quý I xấp xỉ 4%, thấp hơn nhiều so với năm 2015 và 2015 lần lượt là 4,91% và 6,4%, thấp hơn cả mức trung bình giai đoạn 2011-2015 (đạt 4,43%).

4 giải pháp cải thiện tăng trưởng 

Từ thực tế này, nhóm chuyên gia của Đại học Kinh tế Quốc dân dự báo tăng trưởng năm 2016 chỉ đạt khoảng 6,1-6,23% (thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra 6,7-6,8%). Tuy nhiên, nếu căn cứ vào số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, có trên 50% số doanh nghiệp cho rằng sẽ có khối lượng sản xuất và các đơn hàng hợp đồng sản xuất cao hơn, điều đó cho thấy động lực tăng trưởng chủ đạo của Việt Nam là khu vực sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo sẽ có xu hướng tăng trưởng tích cực hơn nhiều (đạt khoảng 9%). Và như thế, theo GS.TS Ngô Thắng Lợi, “con số tăng trưởng đặt ra cho năm 2016 có thể đạt khoảng 6,5%, với những biện pháp tích cực hơn”.

Do đó, để cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, GS.TS Ngô Thắng Lợi và cộng sự kiến nghị một số giải pháp: Một là, đẩy mạnh các chính sách tạo bước đột phá cho sản xuất công nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh cao. Trong đó, cần cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào các ngành sản phẩm kích phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao; gỡ khó cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan.

Hỗ trợ các doanh nghiệp hội nhập quốc tế bằng cách bộ ngành phải thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu mục tiêu…; tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền để kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp…

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần tăng mạnh ưu tiên nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Hai là, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đồng thời với tháo gỡ khó khăn của ngành trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ba là, tiếp tục xem FDI là động lực tăng trưởng nhưng cần có giải pháp gắn kết các doanh nghiệp trong nước với DN FDI, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng vốn FDI, giảm thiểu khó khăn cho các DN nội địa khi thực hiện giải pháp liên kết với với DN FDI để DN nội địa tham gia sản xuất sản phẩm phụ trợ cho DN FDI.

Bốn là, thúc đẩy xuất khẩu với tốc độ cao hơn so với 3 tháng đầu năm. Trong  đó, hỗ trợ tối đa cho DN tìm kiếm đơn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu. Tổ chức kết nối thị trường trong và ngoài nước để định hướng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa đến tất cả các ngành hàng.

Xuân Thân (Theo VOV)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Return to top