Thể thao trong nước

Bóng đá miền Trung

ClockChủ Nhật, 13/05/2018 07:53
TTH - Ngôi vương và á quân V. League 2017 thuộc về 2 đội bóng miền Trung là Quảng Nam và FLC Thanh Hóa. Chưa kể, CLB Huế nếu “dám chơi mạnh” thì chuyện vô địch Hạng Nhất mùa rồi xem ra không khó. Còn tại V. League 2018 đang diễn ra, miền Trung góp mặt tới 6 đội bóng trong số 14 đội và toàn là các đội bóng có số má hẳn hoi: ĐKVĐ Quảng Nam, Sông Lam Nghệ An, FLC Thanh Hóa, SHB Đà Nẵng, Hoàng Anh Gia Lai và Sana Khánh Hòa BVN.

Giành lại ngôi đầu bảngGiải hạng Nhất quốc gia 2018: Huế bị cầm hoà ở trận khai mànV-league 2018: Đẹp & chưa đẹpV.League 2018 & hiệu ứng từ U23

Đội bóng Hoàng Anh Gia Lai luôn có sức hút nhờ cách làm bóng đá chuyên nghiệp và vì người hâm mộ. Ảnh: Internet

Bóng đá miền Trung có những trận derby hấp dẫn và gay cấn. Sau ngày giải phóng 1975 là trận cầu không thể quên giữa Thừa Thiên Huế bên ni đèo Hải Vân và Quảng Nam – Đà Nẵng nằm về phía bên kia. Còn hiện nay, xem các cặp đấu Sông Lam Nghệ An – FLC Thanh Hóa, Sông Lam Nghệ An – SHB Đà Nẵng hay  SHB Đà Nẵng – Quảng Nam vẫn thấy đã con mắt, bởi cái chất lửa và tính ăn thua ngùn ngụt ở mỗi cầu thủ ra sân. Nó đúng nghĩa là những trận derby, không hề có sự nhân nhượng lẫn nhau.  

Nếu bóng đá miền Tây Nam bộ dễ dàng nhận ra bởi sự chân chất trong lối chơi mang đậm tính cách “Hai Lúa” thì bóng đá miền Trung không dễ nhận diện một cách đơn giản mà phức tạp hơn nhiều. Nó có đủ cả, từ máu lửa kiểu Sông Lam Nghệ An đến bài bản, quyết tâm cách tân để hơn người như Hoàng Anh Gia Lai hay khôn khéo, biết cách chờ đợi thời cơ dạng SHB Đà Nẵng và Sana Khánh Hòa BVN. Tuy nhiên, dù có đa dạng và phức tạp thế nào thì cũng phải thấy rằng, bóng đá đã là thứ ăn sâu và trở thành máu thịt của người miền Trung.

Chuyện bầu Đức làm bóng đá là ví dụ. Giàu như ông chủ Hoàng Anh Gia Lai đất nước này không thiếu nhưng bạo chi và tâm huyết dành bóng đá thì Đoàn Nguyên Đức là số 1. Gần đây, vì những chuyện này nọ không hay xảy ra trong bộ máy điều hành bóng đá quốc gia mà đã có lúc bầu Đức bảo không thèm chơi bóng đá nữa, lại còn tuyên bố cho những học trò cưng như Công Phượng bỏ bóng đá về nhà làm ruộng. Thế nhưng, ai cũng biết, còn lâu ông chủ doanh nghiệp này mới dứt từ được trái bóng tròn đã thấm vào máu, vào thịt.

Không còn nghi ngờ, Sông Lam Nghệ An đang là lò đào tạo số 1 của bóng đá Việt Nam trong hơn chục năm qua. Xem các đội tuyển Việt Nam thi đấu, trong đội hình cơ bản vẫn là cầu thủ xứ Nghệ và gần đây có thêm từ lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai. Trong bóng đá có 2 thái cực, một là sản sinh và đào tạo cầu thủ (như Braxin và các quốc gia Nam Mỹ) và hai là, thu hút các nhân tài từ các nơi đến (như nước Anh và châu Âu). Miền Trung có Sông Lam Nghệ An ở thái cực 1 và gần đây Quảng Nam nổi lên như một điểm đến thành công, nghĩa là kiểu gì cũng có.

Bóng đá miền Trung còn có rất nhiều địa phương như Thừa Thiên Huế, Bình Định, Lâm Đồng… chỉ cần giải quyết được vấn đề “tiền đâu” thì chuyện ngồi vào chiếu V. League là không quá khó. Nói vậy để thấy rằng, tiềm năng của bóng đá miền Trung là rất lớn nếu biết cách làm bóng đá năng động, không theo kiểu mở miệng là kêu khó.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thủ nhập tịch

Trước thềm 2 trận đấu gặp tuyển Việt Nam vào cuối tháng 3 này, theo tờ Bola. Okezone, Indonesia đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này đã tuyên thệ trở thành công dân Indonesia. Sau khi tuyên thệ, Nathan Tjoe-A-On có thể khoác áo đội tuyển Indonesia ngay.

Cầu thủ nhập tịch
Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Return to top