Thể thao trong nước

Bóng đá phong trào thiếu tài năng

ClockThứ Bảy, 06/08/2016 14:19
TTH - Trong vòng 10 năm trở lại đây, việc phát hiện tài năng trẻ từ các sân chơi bóng đá phong trào để bổ sung cho lực lượng VĐV của tỉnh ngày càng hiếm hoi dần, nếu không muốn nói là không có…

Một pha tranh tài tại giải bóng đá Thiếu niên Tp. Huế giữa phường Tây Lộc (xanh) và Hương Sơ. Ảnh: Võ Nhân

“Thế hệ TN”

Trở lại với quá khứ, bóng đá Huế từng có một thế hệ cầu thủ tài năng và đồng đều, thậm chí gây tiếng vang vào những năm 90 của thế kỷ trước. Thế hệ tài năng đó, ngoài 2 cầu thủ được đào tạo bài bản từ trường Cao đẳng TDTT Trung ương 2 là Lê Đức Anh Tuấn và Trần Quang Sang thì những Phan Văn Hòa, Dương Công Quốc, Nguyễn Đình Tuấn, Lê Minh Sỹ Hùng hay Hoàng Đình Nghĩa… đều được tuyển chọn từ những đội bóng thiếu niên của các phường, xã Vĩnh Ninh, Trường Anh, Phú Hòa, Hương Sơ… tham dự giải bóng đá TN (thiếu niên) thành phố do Thành Đoàn Huế tổ chức hồi bấy giờ.

Còn nhớ khi mới từ Lâm Đồng trở về Huế làm việc, HLV Đoàn Phùng đã rất phấn khởi khi nhận xét về các cầu thủ của bóng đá Huế: “Về chuyên môn thì chưa bàn tới nhưng về trình độ văn hóa thì tôi thấy các em rất tốt. Có em còn nói được tiếng Anh”.

Nhiều cổ động viên lâu năm của bóng đá Huế vẫn thường nhắc lại chuyện này với niềm tự hào xen lẫn tiếc nuối. Bởi vì sau thế hệ này, bóng đá Huế không có thêm một thế hệ kế cận được lựa chọn từ giải bóng đá thiếu niên thành phố. Và đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống của bóng đá Cố đô…

“Văn hoá không tới mà đá bóng cũng chẳng xong”

Sau thế hệ này, hầu như các cầu thủ được tuyển chọn không từ các giải bóng đá phong trào nữa mà từ sự giới thiệu của gia đình hay bạn bè, người thân cho các HLV. Trước Hội khỏe Phù Đổng 2004, HLV của các đội bóng trẻ đã về tận các trường ở các vùng nông thôn để tìm kiếm các cầu thủ nhí. Thế hệ cầu thủ đang là nòng cốt của bóng đá Huế bây giờ như Võ Lý, Minh Hoàng, Công Nhật… đã được tuyển chọn và đào tạo theo hình thức này…

Ở một số nền bóng đá mạnh của châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, cầu thủ của họ cũng được tuyển chọn từ bóng đá học đường. Cầu thủ năng khiếu của họ không được tập trung huấn luyện như ở Việt Nam mà vẫn theo học văn hóa và tham gia thi đấu thể thao đều đặn ở các trường học. Đến khi trưởng thành, các cầu thủ tham gia vào các giải đấu của các trường đại học và sau đó được tập trung vào các đội tuyển.

Trong khi đó ở Việt Nam và Huế, cách đào tạo cầu thủ lại theo kiểu gà nòi mà ngay chính HLV Đoàn Phùng đã có lần thừa nhận: “Học văn hoá không tới mà học đá bóng cũng chẳng xong”.

Cầu thủ có trình độ văn hóa của Huế ngày càng hiếm dần khi mà các em phải tập trung vào đá bóng mà lơ đãng chuyện học hành. Các giải bóng đá thiếu niên, thanh niên của TP Huế hay các giải sinh viên của Đại học Huế vẫn được tổ chức đều đặn hàng năm. Ở các giải đấu này, một số tài năng lóe sáng và được các HLV của Đoàn bóng đá Huế ghi nhận. Tuy nhiên, để đưa một cầu thủ năng khiếu vào đội tuyển là cả một vấn đề khó khăn và phức tạp. Trường hợp của cầu thủ Phan Công Thuận là một ví dụ điển hình.

HLV Đoàn Phùng đã để ý cầu thủ số 10 của đội bóng Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế khi Thuận còn là sinh viên năm thứ nhất. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà Đoàn bóng đá Huế không tuyển chọn Thuận. Đến khi Phan Công Thuận chơi nổi bật ở giải bóng đá sinh viên toàn quốc 2015 tại TP HCM, đội bóng đang chơi ở V-League là Cao su Đồng Tháp đã ký hợp đồng với cầu thủ vừa mới tốt nghiệp đại học này…

Lời kết

Bóng đá phong trào ở Huế vẫn đang phát triển mạnh với nhiều giải bóng đá có chất lượng như giải thiếu niên, thanh niên TP Huế; giải sinh viên Đại học Huế hay giải bóng đá thanh niên toàn tỉnh, giải bóng đá các câu lạc bộ... Tuy nhiên, một nghịch lý là ở các giải đấu này, một số chân sút từng là cầu thủ năng khiếu của bóng đá Huế trở lại thi đấu cho các đội bóng đá phong trào, còn một số cầu thủ có triển vọng thì không được chú ý. Cứ như thế, các giải bóng đá phong trào bây giờ gọi tên cho đúng nghĩa chỉ là sân chơi để rèn luyện thể dục thể thao, còn cụm từ “phát hiện những tài năng để bổ sung cho nguồn VĐV của tỉnh nhà” mà chúng ta thường hay nghe thì e rằng chỉ để nói cho có!

THANH PHI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Sôi động ngày hội bóng đá sinh viên

Huế đã có một tuần lễ sôi động với Vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung Giải bóng đá Thanh niên Sinh viên Việt Nam lần II - 2024 tranh Cúp THACO.

Sôi động ngày hội bóng đá sinh viên
Chờ ngày “hóa rồng”

Biết dựa vào nội lực và đặt niềm tin vào lớp trẻ, bóng đá Huế đang có hy vọng “cá chép hóa rồng” và tạo được đột phá trong tương lai.

Chờ ngày “hóa rồng”
Đón chờ bất ngờ từ U13 Huế

Bóng đá trẻ Huế đang có cơ hội thể hiện mình khi lần đầu tiên chính thức được góp mặt tại Giải bóng đá thiếu niên quốc tế U13 lần thứ 5. Hy vọng, sẽ có được bất ngờ đến từ các cầu thủ nhí Cố đô.

Đón chờ bất ngờ từ U13 Huế
Đá hay đó chơ!

Dự khán trận cầu đầu tiên trên sân Tự Do mùa giải mới, CLB Huế gặp CLB Phù Đổng Ninh Bình, tôi nghe nhiều lời khen từ khán giả Huế, vốn khá kiệm lời. Chứng kiến bàn thắng đẹp mắt mở tỷ số của “Voi rừng” Hồ Thanh Minh, chạy cắt mặt cầu thủ đối phương để đánh đầu ở góc hẹp từ quả từ quả đá phạt góc bên cánh trái vào phút 63 của trận đấu, nhiều khán giả cạnh tôi không dấu được cảm xúc: Đá hay đó chơ!

Đá hay đó chơ
Return to top