Thế giới Thế giới
Brazil: Phải mất 3 năm để phát triển vắc-xin Zika
TTH.VN - Theo một nhà khoa học đến từ Brazil, việc phát triển một loại vắc-xin có khả năng chống lại virus Zika có thể mất ít nhất 3 năm.
![]() |
Các nhà khoa học cần ít nhất 3 năm để phát triển vắc-xin phòng chống Zika. Ảnh: Bloomberg |
"Có lẽ trong vòng 3 năm, chúng tôi sẽ có vắc-xin", ông Jorge Kalil, Viện trưởng Viện Butantan ở Sao Paulo (Brazil) nói với các phóng viên hôm 9/3 tại Geneva, nơi ông có cuộc họp với các chuyên gia y tế toàn cầu để xác định những nghiên cứu và phát triển cần được ưu tiên trong chiến dịch chống lại virus Zika.
Ông Jorge Kalil, người đến từ Brazil, đất nước đang phải vật lộn để ngăn chặn sự lây lan của Zika thừa nhận rằng, 3 năm ước tính để phát triển thành công loại thuốc chủng ngừa này có thể được xem là "lạc quan".
Báo cáo trong những tháng vừa qua chỉ ra rằng, Zika là loại virus gây ra triệu chứng cảm lạnh và cúm nhẹ, có thể dẫn đến một số rối loạn thần kinh, cũng như một dị tật bẩm sinh gọi là tật đầu nhỏ ở những em bé được sinh ra với cái đầu và bộ não nhỏ hơn bình thường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, các chuyên gia đã nhất trí tập trung nỗ lực vào việc phát triển vắc-xin đặc biệt đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Trong cuộc họp tại Geneva, họ cũng đồng ý về việc tạo ra các phương pháp chẩn đoán chính xác, trong khi tiếp tục cải thiện công cụ kiểm soát để giảm quần thể muỗi.
Theo một quan chức cấp cao của WHO, các công việc đang được tiến hành để phát triển một loại vắc-xin khẩn cấp, đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Phó giám đốc phụ trách các hệ thống y tế và sáng kiến của WHO, bà Marie-Paule Kieny cho hay, "hồ sơ vắc-xin" cuối cùng dự kiến sẵn sàng vào tháng 5, tuy nhiên bà cũng lưu ý rằng, việc phát triển một loại vắc xin có hiệu quả có thể mất nhiều thời gian.
"Chương trình phát triển vắc-xin vẫn còn đang ở giai đoạn đầu và các hồ sơ vắc-xin tiên tiến nhất vẫn phải mất nhiều tháng nữa để có thể thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên người. Do đó, vắc-xin có thể có được khá muộn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh ở Mỹ Latinh hiện nay”, bà Kieny nói thêm.
Lê Thảo (lược dịch từ PressTV & Nytimes)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
-
Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm