ClockThứ Năm, 22/10/2015 14:06

Bữa đói, bữa no nuôi chồng ở bệnh viện

TTH - Gần 4 tháng nuôi chồng ở bệnh viện, mọi tài sản đã cầm cố hết. Chị Trần Thị Hà (39 tuổi) chỉ còn cách dành tiền mua thức ăn cho chồng, bản thân chấp nhận tìm những hộp cơm còn thừa để vượt qua cơn đói.

Hoàn cảnh của anh Châu tại bệnh viện

Ngồi bên chồng, chị Hà khóc nức nở, lời kể nghẹn câu được câu mất. Cuối tháng 4, chồng chị (anh Hoàng Minh Châu, quê ở xã Quảng Tiến, Ba Đồn, Quảng Bình) bắt đầu có dấu hiệu sức khỏe xấu, biểu hiện bệnh cảm cúm. 20 ngày điều trị tại nhà bệnh càng thêm nặng, cuối cùng hai vợ chồng quyết định khăn gói vào Huế nhập viện và liên tục được chuyển từ khoa này sang khoa khác, nhiều lần nguy kịch phải chuyển lên tầng 6, Bệnh viện Trung ương Huế rồi lại chuyển xuống phòng cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm trong thời gian dài. Căn bệnh hiếm gặp nấm mọc trong não giày vò thân xác anh hằng ngày. Từ một người đàn ông 39 tuổi khỏe mạnh (72kg), giờ đây trên giường bệnh, thân thể anh gầy còm, thịt rút vào xương, hai mắt hóa mù, tay chân không còn hoạt động tốt. Gần 4 tháng ở bệnh viện không có bảo hiểm, số tiền hơn 400 triệu từ nguồn vay nóng, cầm cố nhà đất, vay mượn xung quanh vẫn chưa giúp anh Châu có tiến triển sức khỏe. Hơn 10 ngày trở lại đây, chị Hà bất lực nhìn chồng đau đớn mà không còn cách vay chạy. “Vơ vét, bán hết tài sản rồi. Mười ngày ni không có tiền nộp nhưng các bác sĩ thương nên cho nằm lại bệnh viện. Bác sĩ nói, bệnh của chồng tui là căn bệnh rất hiếm, Việt Nam mới có 5 trường hợp nhưng cả 4 người trước đều không qua khỏi, chỉ chồng tui còn hy vọng. Thế nhưng tiền mô nữa mà chữa. ”.

Câu chuyện chị kể khiến cả căn phòng từ các bệnh nhân, người thân của họ và chúng tôi đẫm hai hàng nước mắt. Chị Nguyễn Thị Mai (thân nhân người bệnh cùng phòng) buồn rầu: “Con tui bệnh mà không xót xa bằng cảnh hai vợ chồng Hà. Một lần mua hộp cơm lên thấy con đau nên chỉ ăn được mấy miếng thì vứt vào sọt rác. Tình cờ phát hiện Hà lén lút lấy lên ngửi rồi ăn. Truy hỏi hồi lâu, Hà mới khóc kể do không có tiền nên thường xuyên nhịn đói! Khi chịu không nổi thì tìm cơm thừa ở thùng rác ăn. Nó dặn tui đừng nói ai biết hết, vì nó dành tiền để chồng ăn, bản thân vẫn thường ăn như thế để chống đói”.
Từ ngày theo chồng ở bệnh viện, ba con nhỏ (lần lượt 12 – 11 – 2 tuổi) phải gửi mỗi đứa một nơi. Chị tâm sự: “Tui lo lắm, 4 tháng rồi không về, không biết mấy đứa nhỏ ở quê ra răng. Có lần điện thoại về, nghe con kể hôm nay được ăn ngon do có người ta cho mắm thấy mà đứt ruột. Cả hai con đều học giỏi, có giải huyện, tỉnh, tui lo giờ đây nợ nần chồng chất. Rồi tụi nó cũng phải nghỉ học”.
Khi còn sức khỏe, anh Châu làm thợ mộc, chị Hà ở nhà làm nông, thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống qua ngày và nuôi con ăn học. Lâm vào hoàn cảnh hiện tại, chính quyền địa phương biết tin cũng xót xa và tạo điều kiện giúp đỡ cho chị sổ hộ nghèo, tuy nhiên mọi thứ vẫn đang trên thủ tục. Nhìn hoàn cảnh của chị, dường như cả khoa bệnh lắc đầu buồn bã, thương xót. Với những người làm thiện nguyện chuyên tiếp xúc với các hoàn cảnh đặc biệt, họ cũng phải thừa nhận: “Đây là trường hợp vô cùng khó khăn, mong được mọi người khẩn cấp giúp đỡ”.
Mọi sự ủng hộ xin gửi về địa chỉ: Anh Hoàng Minh Châu (hay chị Trần Thị Hà – Đội 7, thôn Long Trung, xã Quảng Tiên, tỉnh Quảng Bình), số điện thoại 0916764539. Hoặc Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế. Số điện thoại: 0543.833330
Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xin giữ lại tương lai cho Hải bằng máy hỗ trợ nhịp tim

Từ nhỏ, Phan Thị Hải đã bị bệnh tim bẩm sinh. Tưởng chừng tương lai tươi đẹp của em đã được mở ra khi em được phẫu thuật đặt máy hỗ trợ nhịp tim thành công lúc 9 tuổi và trở thành cô sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Nhưng khi cuộc sống vốn dĩ trôi qua bình thường, thì sóng gió ập tới, căn bệnh tim của em lại tái phát.

Xin giữ lại tương lai cho Hải bằng máy hỗ trợ nhịp tim
4 đứa trẻ mồ côi cần lắm một mái nhà

Khi màn đêm buông xuống, trong lúc ai nấy quây quần bên mâm cơm gia đình, thì có 4 đứa trẻ mồ côi (ở thôn Diên Đại, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang), không nhà cửa, không bố, người mẹ vừa quẫn trí treo cổ tự tử, ngơ ngác trước bàn thờ mẹ bảng lảng khói hương. Chiếc bàn thờ cũng đặt nhờ trong căn nhà bé xíu của một người họ hàng.

4 đứa trẻ mồ côi cần lắm một mái nhà
Xin yêu thương đến với hoàn cảnh cháu Thanh Phúc

Gia đình anh Hồ Văn Sơn là hộ nghèo của xã Lâm Đớt, huyện A Lưới. Hai vợ chồng đi làm thuê thu nhập không được ổn định. Cuộc sống khốn khó như vậy nhưng vợ chồng anh Sơn vẫn luôn cố gắng, nhất là khi cách nay 2 năm chị sinh hạ được một bé trai. Đặt tên con là Hồ Thanh Phúc với mong muốn con lớn lên may mắn…

Xin yêu thương đến với hoàn cảnh cháu Thanh Phúc
Xin bảo lưu kết quả học tập để ở nhà chăm sóc bố mẹ

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến thăm gia đình cháu Nguyễn Đoàn Lan Anh (SN 2002) - sinh viên năm 3 Trường đại học Ngoại ngữ Huế, ở tổ dân phố Trạch Thượng 2, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), một gia đình có hoàn cảnh thật đáng thương.

Xin bảo lưu kết quả học tập để ở nhà chăm sóc bố mẹ
Return to top