ClockThứ Ba, 27/11/2018 13:41

“Bước ra khỏi vùng an toàn” để khởi nghiệp

TTH - Đó là một trong những thông điệp được chuyên gia Nguyễn Tiến Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kankyo; Chủ tịch Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư khởi nghiệp quốc gia, chia sẻ trong Hội thảo “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) địa phương và kiến nghị các chính sách từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần”, diễn ra sáng 26/11.

Doanh nghiệp Nhà nước cần được giải thoát khỏi các gánh nặng“Ai cũng có thể khởi nghiệp”Gỡ vốn cho khởi nghiệp

Hội thảo do Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Đại học Huế tổ chức.

Các đại biểu tham gia tọa đàm tại Hội thảo

Cần chính sách đặc thù

Một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh đòi hỏi sự cộng tác của nhiều thành tố, bao gồm: doanh nhân, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, Nhà nước và những nhà đầu tư. Các quỹ đầu tư không những giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp giải quyết bài toán về vốn, mà còn có thể đem đến những “giá trị tăng thêm”, như hỗ trợ vận hành kinh doanh, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh sản phẩm dịch vụ và công ty… Kể từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025” (năm 2016), Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương triển khai một cách tích cực công tác xây dựng hệ sinh thái KNĐMST.

Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ, hệ sinh thái KNĐMST của Thừa Thiên Huế vẫn còn hạn chế so với tiềm năng. Sự hạn chế thể hiện ở nguồn lực đầu tư cho khởi nghiệp chưa mạnh; chưa có các doanh nghiệp lớn đủ mạnh, đủ tâm huyết để dẫn dắt, hỗ trợ và phát triển cộng đồng khởi nghiệp. Đối với người dân Huế và sinh viên, thanh niên Huế nói chung, KNĐMST chưa thực sự trở thành nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

“Tại diễn đàn này, chúng tôi đề xuất hai kiến nghị. Thứ nhất, Nhà nước cần có các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư cho KNĐMST. Chính sách ấy cần được phát triển theo hướng toàn diện và bao quát các thành phần của hệ sinh thái. Trước mắt, cần có những chính sách đặc thù về thuế, tín dụng đối với các thành tố trong hệ sinh thái. Thứ hai, cần thiết đào tạo tinh thần khởi nghiệp cho người dân. Trước tiên các cơ sở giáo dục cần thiết phải có chương trình đào tạo về KNĐMST. Qua đó, từng bước hình thành và nuôi dưỡng văn hóa KNĐMST trở thành nhu cầu tự thân trong mỗi người”, bà Trần Thị Thùy Yên nói.

Chia sẻ về bức tranh đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần đối với KNĐMST, trong phần đề xuất giải pháp hỗ trợ, ông Nguyễn Tiến Trung nhấn mạnh 5 vấn đề. Thứ nhất, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý và các cơ chế để quỹ đầu tư KNĐMST, các công ty quản lý quỹ KNĐMST có thể tiếp cận ngân sách. Thứ hai, cần thiết có những ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân từ đầu tư cho các cá nhân/nhóm KNĐMST. Thứ ba, có cơ chế đầu tư cho doanh nghiệp KNĐMST có sử dụng ngân sách Nhà nước. Thứ tư, hỗ trợ đào tạo, nâng cao nhận thức, thúc đẩy thành lập mạng lưới đầu tư thiên thần. Cuối cùng, tăng cường mạng lưới cố vấn khởi nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho nhà đầu tư thiên thần, chuyển vai sang đầu tư thiên thần.

Một nhà khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo

Ra khỏi “vùng an toàn”

Từ góc độ của các nhà KNĐMST, có 4 đại diện đã nêu ý kiến trao đổi tại hội thảo liên quan đến việc tiếp cận cố vấn khởi nghiệp, cần sự tham gia của nhiều ban ngành khác, cần gỡ thủ tục để dễ tiếp cận các nguồn quỹ… Các vấn đề đều được trao đổi thỏa đáng tại chỗ.

Tuy nhiên, khi “gặp” tâm tư của một tác giả có dự án KNĐMST nêu khó khăn trong cách tiếp cận quỹ “vốn mồi” của tỉnh, cũng như chưa hài lòng với mức “mồi”, cố vấn Nguyễn Tiến Trung thẳng thắn: Tham gia vào bất kỳ cuộc chơi nào thì chúng ta phải chấp nhận theo luật cuộc chơi đó. Các bạn muốn nhận được một khoản đầu tư nào đó đi kèm với những yêu cầu cụ thể thì phải thực hiện một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Vốn mồi không phải là tất cả đối với một dự án KNĐMST, mà quan trọng là đó là cơ hội hỗ trợ ban đầu để mỗi nhà KNĐMST khẳng định giá trị của mình để vươn ra thế giới bên ngoài. Các bạn có tuổi trẻ, có hoài bão, có niềm tin cứ mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn. Tính toán hơn thiệt, các bạn có thể mất một chút thời gian, một chút công sức nhưng ý nghĩa từ những bài học trải nghiệm các bạn nhận về vô cùng lớn và cả những cơ hội thu hút đầu tư. Nếu không bước qua “vùng an toàn” của chính mình, các bạn sẽ khó để đối diện với những nỗi gian khổ lớn hơn nhiều trên con đường khởi nghiệp.

Đầu tư mạo hiểm (Venture capital) là việc cung cấp vốn tài chính cho các công ty ở giai đoạn khởi động tăng trưởng ban đầu. Quỹ đầu tư mạo hiểm làm ra tiền bằng cách sở hữu cổ phần trong các công ty. Trong khi đó, nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) là những nhà đầu tư với số vốn nhỏ, thường xuất phát từ tài sản cá nhân và họ thường đầu tư vào các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khi sản phẩm chỉ mới bước đầu thử nghiệm.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng
Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Sáng 30/3, thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan này đã thống nhất với đơn vị liên quan về phương án điều tiết, phân luồng xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhằm giảm tải cho tuyến đường này. Theo đó, xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi - rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Return to top