ClockChủ Nhật, 24/03/2019 06:24

Cẩm nang dành cho các bậc cha mẹ

TTH - Tác giả cuốn sách là một nhà giáo dục có uy tín ở Nhật Bản - bà Bando Mariko, sinh năm 1946, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học nữ sinh Showa; sách đã bán tới 90 vạn cuốn tại Nhật Bản.

Giới thiệu sách “Quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam”Ra mắt cuốn sách ảnh về Huế tại PhápSách tặng đem bán

Tên sách là “Phẩm cách cha mẹ” (PCCM), nhưng đây xứng đáng là một “cẩm nang cho các bậc cha mẹ” vì bạn có thể tìm thấy trong sách gần như tất cả những điều mà những người làm cha, làm mẹ cần biết trong quá trình nuôi dạy con, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.

Bài sách “Phẩm cách cha mẹ”

Tác giả cuốn sách là một nhà giáo dục có uy tín ở Nhật Bản - bà Bando Mariko, sinh năm 1946, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học nữ sinh Showa; sách đã bán tới 90 vạn cuốn tại Nhật Bản.

Những bài học về dạy con có tự ngàn xưa, nhưng tại sao cuốn sách của một tác giả Nhật Bản lại được nhiều người chú ý? Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia hiện đại hóa nhanh chóng nhưng có lẽ còn nổi tiếng hơn về cách sống, cách ứng xử mẫu mực với đồng loại và thiên nhiên. Chúng ta còn nhớ, sau trận động đất kinh hoàng vì sóng thần năm 2011, những người dân Nhật Bản vẫn biết nhường nhịn nhau, vẫn tôn trọng mọi quy tắc trong đời sống xã hội. Có được điều đó, chính là nhờ các thế hệ cha mẹ người Nhật đặc biệt coi trọng việc giáo dục con cái, từ những điều tưởng như nhỏ nhặt. Bà Bando Mariko đã viết cuốn sách này từ những trải nghiệm bản thân kết hợp với tri thức của một nhà giáo dục nhiều kinh nghiệm.

Cuốn sách có 7 chương: Giáo dục sinh mệnh - Giáo dục phép tắc cư xử; - Giáo dục nhân tính - Sự tiếp xúc với trường học - Giáo dục trẻ tuổi “teen” - Cách tiếp cận thông tin - Duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi các con đã trưởng thành. Bảy chương sách, gồm 66 điều cha mẹ muốn dạy con cái, quả như một “cẩm nang” cho các bậc cha mẹ. Bạn muốn tham khảo điều gì, mở sách, cũng có thể tìm thấy lời khuyên bổ ích.

Chỉ xin dẫn một vài thí dụ. Nhiều người đã biết việc đáp ứng nhu cầu, phục tùng cảm xúc của trẻ “vô điều kiện” sẽ dễ làm trẻ “leo thang” các đòi hỏi, nhưng “đối phó” thế nào là cả vấn đề không đơn giản. PCCM, có những lý giải về mặt tâm lý khá tinh nhạy: “Hạnh phúc của con người là thứ mà bản thân người đó có được khi trải qua gian khổ... Niềm vui là thứ mà càng khó có nó trong tay thì khi có nó, người ta sẽ càng cảm thấy sung sướng. Việc mua cho con món đồ con thích ngay khi con muốn sẽ tước đi niềm vui của con...”. Hơn thế, tác giả còn hướng dẫn các bậc bố mẹ “tạo ra khoảng thời gian giúp trẻ suy nghĩ, bình tĩnh lại” bằng cách hẹn, ví như “Bố/mẹ sẽ mua cho con vào lần sinh nhật tới” hay “Tết, bố/mẹ sẽ mua cho con”… Như thế, sẽ giúp trẻ vốn dễ thay đổi nhu cầu, sẽ suy nghĩ  kỹ xem bản thân có thực sự thích món đồ đó hay không và nhiều khi trẻ sẽ thay đổi và “việc trẻ hối hận nghĩ rằng “giá như mình chọn cái kia sẽ tốt hơn” sẽ trở thành trải nghiệm tốt và trẻ cũng sẽ học được về trách nhiệm cá nhân.”

Xin dẫn thêm một ví dụ khác cũng là chuyện nhiều người đã biết là phải dạy con biết chào hỏi, ứng xử lễ phép với cha mẹ và với mọi người, nhưng PCCM làm chúng ta nhận thức sâu sắc hơn nhờ tác giả đưa ra những sự việc rất cụ thể. Bà nêu trường hợp nhiều cha mẹ do lo lắng khi thấy con phạm lỗi đã mau mắn nói: “Tôi thành thật xin lỗi! Xin lỗi vì đã làm phiền đến nhà bác”. Như thế, sẽ không làm cho trẻ nhận trách nhiệm cho những việc mình gây ra. Ngược lại, một bà mẹ đưa con đến nhà bạn chơi, thằng bé lật ngược bình hoa, khiến bình vỡ, nước đổ ra sàn; người mẹ mượn giẻ lau, xẻng hốt rác để cho con dọn sạch và tự xin lỗi chu đáo. Tác giả còn nhắc nhở phải dạy con khi lên tàu xe hay đến chỗ đông người, không chỉ phải biết nhường ghế cho người già, phụ nữ, mà còn phải biết “nghiêng mình”, không chiếm dụng chỗ gần cửa, vào thang máy thì không ra vào trước mà giữ cửa để nhường người khác… Tất cả đầu chuyện nhỏ, rất nhỏ - sẽ có người cho là “vụn vặt”,  nhưng giáo dục con như thế mới có thể tạo nên những con người luôn có trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội; đây cũng chính là vấn đề mà chúng ta đặc biệt quan tâm, nhất là khi thế giới và lớp trẻ có xu hướng đề cao tự do cá nhân…

Không thể giới thiệu hết “66 điều cha mẹ muốn dạy con cái” được tác giả thể hiện rất chi tiết từ nhiều góc độ trong PCCM. Một vấn đề như định hướng, lựa chọn nghề nghiệp cho con, tác giả đặt ra nhiều tình huống để mỗi người tùy điều kiện cụ thể mà vận dụng. Có học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, không thích thi đại học ngay mà thích “thử”, thích trải nghiệm một nghề nào đó; lại có em thích vào các ngành có năng khiếu như mỹ thuật, âm nhạc… Mỗi trường hợp phải có cách ứng xử thích hợp. Nếu như trẻ thất bại do tự chọn hướng không đúng sở trường của mình và “muốn thay đổi lộ trình thì cha mẹ hãy đón nhận con thật tình cảm và tiếp tục giúp đỡ, cả về chi phí học tập”…

Bài, ảnh: NGUYỄN KHẮC PHÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chưa kịp giàu, cha mẹ đã già

Tháng năm vùn vụt trôi, "tên siêu trộm thời gian" đang dần lấy đi tuổi xuân của cha mẹ, rồi có một ngày, cha mẹ sẽ già đi và không còn trên đời theo quy luật sinh lão bệnh tử.

Chưa kịp giàu, cha mẹ đã già
Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ

Qua thực tế giáo dục con trẻ mới thấm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Dạy con bằng chính tấm gương của bố mẹ là một trong những phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ
Điện thoại thông minh và những đứa trẻ tuổi teen

“Em ơi, hôm nay bệnh nhi ra viện. Thật may là bệnh nhi đã được cứu kịp thời và đã có thể ra viện”, giọng nói của nữ bác sĩ lặng xuống. Có lẽ, trong khoảnh khắc ấy cả tôi và chị đều đang nghĩ về một điều: Với những trường hợp tương tự, sự may mắn hoàn toàn vuột khỏi tầm tay.

Điện thoại thông minh và những đứa trẻ tuổi teen
Dạy thành người trước…

Anh mất đúng khi dịch COVID-19 đang giai đoạn căng thẳng nên tôi không đến viếng được. Mãi gần đây tôi mới có dịp đến thắp cho anh mấy nén nhang tiễn biệt.

Dạy thành người trước…
Return to top