ClockThứ Ba, 08/11/2016 13:51

Cả nước có 132 bãi chôn lấp rác gây ô nhiễm nghiêm trọng

Trong số các bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh, có 132 bãi chôn lấp rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để.

Rác thải là một vấn đề nan giải tại các đô thị VN hiện nay. Ảnh một điểm tập kết rác dân lập lộ thiên trên lề đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM vừa được di dời - Ảnh Q.KHẢI

Thông tin trên được ông Nguyễn Hồng Tiến - cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng nêu lên tại diễn đàn hợp tác Phần Lan - Việt Nam về cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn ngày 8-11.

Theo đó tổng khối lượng rác thải đô thị được thu gom cả nước hiện nay khoảng 38.000 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý đạt 85%). Lượng rác thải này chủ yếu được chôn lấp nhưng thực tế có tới 70% bãi chôn lấp hiện nay không hợp vệ sinh.

Thống kê cho thấy trong 660 bãi chôn lấp trên cả nước với tổng diện tích hơn 4.900 ha chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Mặt khác, phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận rác thải hiện nay chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn. Nghiêm trọng hơn, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh lại là các bãi rác lộ thiên, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, quá tải, không được che phủ, phun hóa chất khử mùi…

Các bãi chôn lấp này đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của con người.

Qua rà soát, có tới 132 bãi chôn lấp rác đang gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, cần phải xử lý triệt để trong giai đoạn năm 2015-2020. Tuy nhiên theo đánh giá của Cục hạ tầng kỹ thuật, tiến độ xử lý ô nhiễm của các bãi rác này còn chậm do thiếu nguồn vốn thực hiện.

Rác thải đô thị đã vậy, rác thải ở nông thôn cũng gây ô nhiễm không kém khi rác được vứt bừa bãi tại các khu đất trống, trên các trục đường liên thôn, liên xã…

Cạnh đó, tỉ lệ nước thải đô thị được thu gom chỉ đạt 12-13% (cả nước hiện chỉ có 35 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung), còn lượng bùn thải phát sinh được xử lý chỉ chiếm khoảng 4%.

Trong khi đó chỉ có 50% các bệnh viện trên cả nước có hệ thống xử lý nước thải, còn trong số hơn 5.000 làng nghề trên cả nước hầu như không có trạm xử lý nước thải.

Về cấp nước, hiện có khoảng 83% người dân ở đô thị được cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung và tỷ lệ thất thoát bình quân cả nước ở mức 24,5%.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới

Chiều 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh phát động chiến dịch “Hãy làm sạch biển” và đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh - Hãy làm sạch biển năm 2024 tại bãi tắm thôn Tân Bội, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền).

Ra quân làm sạch môi trường tại Phong Điền, A Lưới
Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

TIN MỚI

Return to top