ClockThứ Bảy, 22/07/2017 05:46

Cảo thơm lần giở…

TTH - Bàn về một cuốn sách viết về… phái đẹp, xin nói đến chữ “duyên”. Thú thật, trong thị trường sách vô cùng phong phú hấp dẫn hiện này, loại sách sưu tập các bài báo “thời xưa” - dù là của một tên tuổi như cụ Phan Khôi (1887-1959) - cũng rất kén người đọc.

Ảnh minh họa: VĐN

Thú thật, thoạt đầu cũng chỉ định xem mục lục và lời giới thiệu, nhưng rồi “tò mò” thử đọc mấy bài cho biết nhà báo - học giả - nhà nho Phan Khôi từ gần một thế kỷ trước đã bình phẩm về phụ nữ như thế nào, ngay trên đất Huế này. Càng đọc, càng thấy Lại Nguyên Ân giới thiệu là chính xác: “Những bài viết và tác phẩm của ông, được tuyển trong sưu tập này, thiết nghĩ, vẫn còn đáng đọc, đáng suy ngẫm cho bạn đọc ở thế kỷ 21”.

Ví như quan niệm về tôn chỉ, mục đích của các tờ báo. Khi có bài đăng báo “Phụ nữ thời đàm” năm 1933 nói rằng: “Đã là tờ nữ báo thì ở trong phải toàn là những bài có quan hệ với đàn bà con gái…”. Phan Khôi đã phản bác loại ý kiến đó rất chí lý: “Tưởng cái ý kiến mình như thế là có ích lợi cho phụ nữ lắm, chứ không dè như thế là trở lại giam hãm cái tri thức của phụ nữ trong xó tối! Việc quan hệ với đàn bà, con gái là việc gì? Có phải là may vá, bánh trái, đi chợ, nấu ăn… cùng là sinh đẻ nuôi con… chăng?. Nếu có một tờ báo nêu cái tôn chỉ mình ra như thế, chúng tôi phải nói rằng tờ báo ấy cố dạy cho phụ nữ làm đầy tớ! Không, không được. Chúng tôi không muốn thế mà muốn cho chị em “làm người” kia…”.

Chính vì mục đích tốt đẹp đó mà khi Phan Khôi làm chủ bút “Phụ nữ thời đàm” (Hà Nội - 1933), “Tràng An”, tạp chí “Sông Hương” (Huế, từ 1935-1937) hay cộng tác với các báo “Phụ nữ tân văn” (Sài Gòn, từ 1929)… cụ đã chủ trương “đề cập hầu hết các phương diện quan trọng nhất của phụ nữ trong xã hội đương thời… trước hết vạch ra những tệ đoan trong quan niệm, trong các chuẩn mực và nếp sống hiện hành, nêu yêu cầu sửa đổi cả quan niệm lẫn hành động… Phan Khôi cũng là một trong những nhà văn học sử Việt Nam đầu tiên khởi thảo và giới thuyết các phạm trù “văn học nữ tính…”(Lại Nguyên Ân).

Mặc dù những bài viết của Phan Khôi xuất hiện từ gần một thế kỷ trước và xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua, nhưng như Phan Khôi đã chỉ rõ trong hầu hết tác phẩm của cụ -  “Nước ta lâu nay các nhà vua đều lấy nho giáo trị nước. Phải biết rằng non 10 thế kỷ nay, Tống nho chiếm cái thế lực trong nho giáo hơn là Khổng Mạnh… phụ nữ ta cũng đã bị ngược đãi mà chịu thiệt nhiều bề, không phải là ít…” - ….  và chúng ta đều biết những chuẩn mực văn hoá, đạo đức khi đã nhiễm sâu cả chục thế kỷ thì không dễ cải sửa, nên nhiều vấn đề cụ nêu lên vẫn gần gũi với cuộc sống hôm nay.

Bàn đến phụ nữ Việt Nam, dù ở thời “hiện đại”, chữ “trinh’ vẫn là chuyện thời sự. Từ năm 1929, trên báo “Phụ nữ tân văn”, trong bài viết khá dài “Chữ trinh: cái tiết với cái nết”, Phan Khôi đã “cắt nghĩa tận gốc” và đề xuất cách nhìn khác nhau về “cái tiết” và “cái nết” rất đáng tham khảo. Mở đầu, Phan Khôi viết: “Chữ trinh, như là một cái tín điều của một tôn giáo riêng cho đàn bà. Làm sao không buộc đàn ông phải trinh mà chỉ nội đàn bà thôi?...”. Và Phan Khôi kết luận: “Chuộng trinh chuộng về tiết, thì chẳng những giam đàn bà vào trong cái cảnh điêu đứng cay đắng và thấp hèn, mà lại còn sanh ra cái tệ khinh rẻ mạng người… Đó là cái di độc của học thuyết Tống nho… đàn bà nước Nam ta, nếu muốn giữ lấy nhân cách mình trên nền tự do độc lập thì hãy phản đối cái tiết trinh, mà thứ nhứt là cần phải trau dồi lấy cái nết trinh”.

Trên nhiều lĩnh vực khác, như chuyện học “nữ công”, giáo dục, tổ chức gia đình… cho đến tham gia “quốc sự”, Phan Khôi cũng bàn luận thấu đáo, kỹ càng như thế. Phan Khôi với vốn văn hoá sâu rộng và tính cách cương trực, đã “tả xung hữu đột” trên nhiều mảng đề tài và việc gì cũng theo tinh thần truy đến “tận gốc”. …

Cuốn sách dày 630 trang khổ lớn, chia làm 6 phần với trên 70 “tiết mục”, trong đó có 1 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn, nên chỉ có thể trích dẫn một vài để bạn đọc tìm xem…

Nguyễn Khắc Phê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế

Cuối năm 2023, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ra mắt cuốn sách “Văn hóa Huế - Nhận diện các giá trị và hướng phát triển” (Nxb Đại học Huế, ấn hành tháng 11/2023). Sách dày 430 trang, với 36 công trình nghiên cứu của 36 tác giả, nhóm tác giả. Theo lời giới thiệu, đây là cuốn sách tập hợp các tham luận từ hai cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức: “Văn hóa Huế - Nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển” (năm 2020) và “Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế” (năm 2019).

Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế
Viết, vẽ bậy ở di tích: Cần xử lý nghiêm

Thừa Thiên Huế hiện có gần 1.000 di tích; trong đó, có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 88 di tích cấp quốc gia và 90 di tích cấp tỉnh. Đáng buồn là rất nhiều trong số di tích đã bị xâm hại bởi bàn tay con người, phổ biến là những hành vi viết, vẽ bậy của du khách.

Viết, vẽ bậy ở di tích Cần xử lý nghiêm
Cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng: Góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 6/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học: Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng Góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Return to top