Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Các bệnh viện chính thức áp giá mới cho gần 1.900 dịch vụ y tế
Theo Bộ Y tế, từ hôm nay (1/3), các bệnh viện trên cả nước chính thức điều chỉnh giá của 1.887 dịch vụ y tế tăng bình quân 30%.
![]() |
Người dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN) |
Mức giá này trước mắt được áp dụng cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế - hiện chiếm 77% dân số.
Giá các dịch vụ y tế tăng 30%
Theo Bộ Y tế, tính bình quân các dịch vụ y tế tăng khoảng 30% khi tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Nếu tính thêm tiền lương thì mức tăng bình quân là khoảng 50%.
Riêng 9 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ hoàn toàn về tài chính gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương, Bệnh viện Răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ tính luôn cả lương bác sỹ (các cơ sở y tế còn lại áp dụng từ ngày 1/7).
Trước mắt, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này chỉ áp dụng đối với người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh.
Để chuẩn bị cho việc áp dụng viện phí mới, các bệnh viện đã tiến hành điều chỉnh phần mềm công nghệ thông tin tính giá viện phí.
Theo quy định, giá viện phí được áp dụng từ ngày 1/3 mới áp dụng cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, các bệnh viện phải có một bảng giá dịch vụ mới áp dụng, một bảng giá dịch vụ cũ áp dụng cho người bệnh không có bảo hiểm y tế và một bảng giá khám theo yêu cầu, các dịch vụ xã hội hóa.
Người chưa có thẻ bảo hiểm y tế nên tham gia
Theo các chuyên gia, việc tăng giá theo lộ trình như hiện nay sẽ không gây xáo trộn đột ngột và chính những đối tượng thu nhập vừa và thấp được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng giá, do họ có bảo hiểm y tế.
Với mức giá viện phí mới này, mức độ tác động đến các nhóm có khác nhau. Chẳng hạn như với khoảng 23,7 triệu người là người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ bảo hiểm y tế không bị ảnh hưởng bởi đây là nhóm được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, khi đi khám chữa bệnh được thanh toán 100%.
Với người cận nghèo, nhóm này đã được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70%, có địa phương còn hỗ trợ 80-90% để tham gia bảo hiểm y tế. Khi đi khám chữa bệnh, họ cũng được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% nên mức độ tác động không nhiều.
Đối với nhóm phải đồng chi trả 20% có bị ảnh hưởng, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không nhiều. Trước đây, khi chưa tính đủ giá, người bệnh thường phải trả thêm, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm.
Đại diện Bộ Y tế cho biết, sau khi các bệnh viện áp dụng giá viện phí mới nếu có bất cập, khó khăn gì Bộ sẽ hợp để giải quyết.
Theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế, thời gian đầu, những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế, phải tự chi trả viện phí vẫn thực hiện theo mức giá cũ. Tuy nhiên, trong thời gian tới mức giá này cũng sẽ áp dụng cho cả người không có thẻ bảo hiểm y tế.
Vì thế, Bộ Y tế mong muốn người dân chưa có thẻ bảo hiểm y tế nên tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt mua theo hộ gia đình để được giảm mức đóng.
Mức đóng bảo hiểm y tế cao nhất hiện này là 621.000 đồng, người thứ 2 chỉ phải đóng 70% (khoảng 435.000 đồng), người thứ 3 chỉ phải đóng 60% (khoảng 372.000 đồng), từ người thứ 5 trở đi chỉ phải đóng 40% (khoảng 248.000 đồng)...
Chiều 29/2, tại hội nghị giao ban công tác khám chữa bệnh năm 2016 khu vực phía Bắc, lãnh đạo nhiều bệnh viện cho biết đã cập nhật phần mềm thanh toán viện phí sẵn sàng cho việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế từ ngày 1/3.
Theo Vietnam+
- Không để vì chống dịch mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (03/03)
- Sáng 3/3, Việt Nam thêm 3 ca mắc mới COVID-19, đều là ca nhập cảnh (03/03)
- Dán 100 tờ thông báo tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 (02/03)
- Thủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa (02/03)
- Sáng 2/3, Hải Dương thêm 11 ca mắc mới COVID-19 (02/03)
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo (01/03)
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (28/02)
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 (28/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
-
Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo