ClockThứ Hai, 05/03/2018 14:49

Các ngân hàng chạy đua áp dụng công nghệ kỹ thuật số

TTH.VN - Các ngân hàng ở Việt Nam và Thái Lan đang chạy đua để áp dụng công nghệ ngân hàng kỹ thuật số, nhằm nâng cao dịch vụ của họ trong thời đại điện thoại thông minh, theo tờ The Nation ngày 5/3.

ASEAN thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới bằng khuôn khổ mớiFacebook sẽ mở trung tâm đào tạo kỹ thuật số ở châu ÂuNhật Bản hỗ trợ 40 triệu USD thúc đẩy công nghệ cao châu ÁBức tranh đa chiềuASEAN đứng trước sự bùng nổ thương mại điện tử

Dịch vụ ngân hàng di động và Internet đang ngày càng trở nên phổ biến. Ảnh: Getty Images

Việt Nam

Ông Winfield Wong, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp của HSBC Việt Nam cho rằng, đất nước có tiềm năng cho việc áp dụng công nghệ mới ở mức cao. Triển vọng này được thúc đẩy bởi dân số trẻ rất cởi mở đối với sự đổi mới, cùng với sự thâm nhập mạnh mẽ của Internet.

Tính đến tháng 11/2017, 64 triệu người, tương đương 67% dân số Việt Nam truy cập Internet. Bên cạnh đó, việc sở hữu điện thoại thông minh cũng bùng nổ, với 84% chủ sở hữu điện thoại di động trong năm 2017 sử dụng điện thoại thông minh, tăng từ 78% hồi năm 2016, ông Wong cho biết thêm.

Chính phủ cũng nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế số. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển thanh toán điện tử để giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt. Chính phủ cũng phê duyệt một kế hoạch phát triển thương mại điện tử cho giai đoạn 2016-2020 và đang phấn đấu để xây dựng một mạng lưới cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử trên toàn quốc, đồng thời xúc tiến các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Các tổ chức tài chính ở Việt Nam cũng đang chạy đua để thực hiện những dịch vụ ngân hàng Internet và di động toàn diện.

Thái Lan

Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij cho hay, trong khi số lượng lớn người tiêu dùng ở Việt Nam đang bỏ qua hệ thống ngân hàng kiểu cũ kém hiệu quả trong hoạt động ngân hàng di động, nhiều người Thái Lan cảm thấy thoải mái hơn với hệ thống ngân hàng hiện hữu truyền thống và không sẵn sàng để áp dụng các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số.

Tuy nhiên, Dịch vụ nhà đầu tư của Moody's rất lạc quan về xu hướng của Thái Lan đối với ngân hàng số. Tổ chức đánh giá quốc tế cũng trích dẫn số liệu mới nhất do Ngân hàng Thái Lan (BOT) công bố, khối lượng các giao dịch qua Internet và điện thoại di động tiếp tục tăng với tốc độ nhanh chóng, trong bối cảnh sự thâm nhập Internet và điện thoại di động đang cải thiện ở Thái Lan.

Ngân hàng di động và Internet chiếm 33% trong tổng khối lượng giao dịch thanh toán trong 9 tháng đầu năm 2017, tăng đáng kể so với 8% trong năm 2010. Về mặt giá trị, ngân hàng di động và Internet chiếm 23,4 nghìn tỷ baht trong 9 tháng đầu năm 2017, tăng 22% kể từ năm 2010.

Việc sử dụng các kênh ngân hàng kỹ thuật số ngày càng tăng của người Thái Lan kể từ năm 2015 phản ánh sự tập trung ngày càng tăng đối với các chiến lược kỹ thuật số của các ngân hàng. Ngân hàng Kasikornbank trong năm 2014 bắt đầu đầu tư khoảng 440 triệu baht mỗi năm để tăng cường các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số. Tính đến cuối năm 2017, ngân hàng KBank có 7,3 triệu người sử dụng dịch vụ ngân hàng di động, với khoảng 3 tỷ giao dịch trong năm, mở rộng gấp 10 lần so với năm 2014.

Năm nay, Ngân hàng Ayudhya tuyên bố sẽ đầu tư 20 tỷ baht để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và nền tảng ngân hàng kỹ thuật số. Trước đó hồi năm ngoái, ngân hàng Siam Commercial Bank đã lên kế hoạch đầu tư 40 tỷ baht để nâng cao năng lực ngân hàng số.

Sự chuyển đổi sang các giao dịch trực tuyến cung cấp cho các ngân hàng Thái Lan một cơ hội để hợp lý hóa mạng lưới chi nhánh của họ, qua đó khai thác hiệu quả chi phí vận hành. Moody's cho biết, số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại đã giảm xuống mức 6.826 chi nhánh tính đến ngày 30/9/2017, từ mức đỉnh điểm là 7.061 chi nhánh vào cuối tháng 12/2015.

"Chúng tôi hy vọng khối lượng giao dịch kênh ngân hàng kỹ thuật số sẽ tiếp tục tăng", Moody's nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Nation)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top