ClockThứ Ba, 22/03/2016 14:50

Các ngân hàng lớn nhập cuộc đua tăng lãi suất

Cuộc đua tăng lãi suất huy động VND hiện không chỉ là “sân chơi” của các ngân hàng cổ phần nhỏ thiếu vốn mà thị trường đã ghi nhận sự tham gia của các “ông lớn”.

Khoảng hơn 1 tháng nay, thị trường ngân hàng ngày ngày vẫn đón nhận những thông tin về ngân hàng A, ngân hàng B điều chỉnh tăng lãi suất để đón nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Ban đầu, khởi động cuộc đua tăng lãi suất huy động VND là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và vừa, rồi các ngân hàng có thị phần lớn hơn. Và hiện tại, các “ông lớn” trong ngành ngân hàng như: Vietcombank, VietinBank, BIDV cũng đã nhập cuộc.

Theo khảo sát của phóng viên, không chỉ đua tăng lãi suất kỳ hạn dài với các mức tiền gửi tới từ 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng hay cao hơn nữa, nhiều ngân hàng cũng đã niêm yết bảng lãi suất kịch trần ở các kỳ hạn ngắn.

Cụ thể, tại Vietcombank, biểu lãi suất huy động VND đã được ngân hàng này điều chỉnh tăng thêm 0,2% đối với kỳ hạn 2 tháng lên 4,8%, kỳ hạn 3 tháng lên 5% và 6 tháng lên 5,4%. Các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên tại Vietcombank đều tăng lên mức 6,5%. Trước đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng này là 6%, từ 24 - 60 tháng là 6,2%.

Điều đáng nói, Vietcombank là ngân hàng có thời gian dài đứng ngoài cuộc tăng lãi suất huy động trên thị trường.

Chênh lệch giữa lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng có vốn nhà nước đã được thu hẹp đáng kể, từ mức 1,5 -1,8%/năm xuống còn 0,8 - 1% ở các kỳ hạn dài (ảnh minh hoạ).

Tại BIDV, lãi suất huy động VND các kỳ hạn dài cũng vừa được ngân hàng này tăng khá mạnh. Mức cao nhất 6,8%/năm trước đó vừa được nâng lên là 7,2%/năm. Trước đây, lãi suất kỳ hạn từ 1-3 tháng tại BIDV dao động từ 4,8 -5,2%, thấp hơn 0,3 - 0,4% so với các ngân hàng nhỏ khác. Và từ ngày 19/3, BIDV đã tăng lãi suất huy động khoảng 0,3%, trong đó kỳ hạn 3 tháng tăng lên 5,5%, kỳ hạn 6-9 tháng lên 5,8%, kỳ hạn 12-18 tháng lên 6,8%, lãi suất kỳ hạn 24 tháng tăng từ 6,8% lên 7%...

Trong khi đó, mức cao nhất tham khảo trên biểu VietinBank công bố hiện là 7%/năm, còn mức 6,8%/năm áp cho các kỳ hạn từ 12-36 tháng. Một số các kỳ hạn khác có mức tăng 0,3% như kỳ hạn 3-6 tháng lên 5,5%, 6-9 tháng lên 5,8%, kỳ hạn 24-36 tháng tăng lên 6,8%. Riêng kỳ hạn 9-12 tháng tăng 0,2% lên 5,8%.

Với sự gia nhập của các “ông lớn” trên, thị trường ngân hàng dự báo sẽ nhộn nhịp hơn với các dòng vốn ra và vào tại các ngân hàng. Dù tăng mạnh như mức trần lãi suất theo quy định vẫn chưa bị các ngân hàng phá vỡ và thị trường vẫn duy trì được “đường cong lãi suất” vốn có.

Tuy nhiên, chênh lệch giữa lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng có vốn nhà nước đã được thu hẹp đáng kể, từ mức 1,5 -1,8%/năm xuống còn 0,8 - 1% ở các kỳ hạn dài.

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS), việc lãi suất huy động tăng nhẹ trở lại là không bất ngờ trong bối cảnh lãi suất VND chịu khá nhiều áp lực. Cụ thể, lạm phát đang tăng trở lại, mặc dù vẫn ở mức tương đối thấp nhưng kỳ vọng sẽ cao hơn khá nhiều so với con số thấp kỷ lục của năm 2015.

Bên cạnh đó, những lo ngại về rủi ro giảm giá của VND trong năm 2016 vẫn hiện hữu. Trong khi đó, một số diễn biến của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua cũng thúc đẩy nhu cầu tăng cường huy động vốn, đặc biệt là tăng trưởng huy động (đạt 13,59% trong năm 2015) thấp hơn tăng trưởng tín dụng (đạt 17,3% trong năm 2015) kéo theo tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động (LDR) của một số ngân hàng ở mức khá cao.

Ngoài ra, dự thảo sửa đổi Thông tư 36 lại đang theo hướng thắt chặt hơn quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Ghi nhận từ công ty này cho thấy, trong hai tháng đầu năm 2016, lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng nhẹ khoảng vài chục điểm cơ bản ở các kỳ hạn. Mặc dù vậy, mức trần lãi suất huy động 5,5%/năm cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống vẫn được duy trì.

Cụ thể, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4 - 5,5%/năm, từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,4 - 6,8%/năm, từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6 - 8%/năm.

VCBS cho rằng, NHNN vẫn còn nhiều dư địa chính sách và biện pháp điều hành để ổn định mặt bằng lãi suất. Hơn thế khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, mặt bằng lãi suất được cho là sẽ tiếp tục được định hướng và duy trì ở mức thấp hợp lý nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Theo đó, mặt bằng lãi suất trong cả năm 2016 dự báo sẽ chỉ tăng nhẹ khoảng 50 điểm cơ bản (tức tăng thêm khoảng 0,5%).

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Lệch pha tăng trưởng

Nguồn vốn huy động vẫn chảy đều vào các ngân hàng, dù lãi suất huy động đang chạm đáy. Trong khi đó, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, nhưng tăng trưởng tín dụng lại không mấy khả quan.

Lệch pha tăng trưởng
Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện

Ngày 11/4, cơ quan chức năng huyện Quảng Điền phát đi thông tin cảnh báo: Có một số kẻ xấu lập giả các trang mạng xã hội (MXH) tương tự các trang đã có từ lâu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện để kêu gọi từ thiện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện
Tài khoản ngân hàng nếu không có nhu cầu sử dụng: Nên hủy

Thủ tục đăng ký mở tài khoản, thẻ ATM khá đơn giản, người dân được miễn phí phát hành thẻ… đó là điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với hệ thống thanh toán hiện đại của ngân hàng. Tuy nhiên, việc một người dân sử dụng cùng một lúc nhiều tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tài khoản ngân hàng nếu không có nhu cầu sử dụng Nên hủy

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top