ClockThứ Hai, 13/06/2016 09:16

Các ngành xã hội ít được lựa chọn

TTH - Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 sắp diễn ra. Nhìn vào thực tế các năm trước, năm nay các ngành xã hội vẫn lo lắng về chỉ tiêu tuyển sinh.

Sinh viên khoa Môi trường (ĐH Khoa học) sinh hoạt ngoại khóa

Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế là một trong những trường đào tạo nhiều ngành xã hội. Thống kê trong 3 năm trở lại đây, số hồ sơ nộp vào đều không đủ so với chỉ tiêu của nhiều ngành.  Năm 2013, chỉ tiêu đề ra của ngành Hán-Nôm là 50 người nhưng chỉ nhận được 12 hồ sơ đăng ký. Tương tự, ngành triết học chỉ tuyển được 25/40 chỉ tiêu, ngành lịch sử 31/70 chỉ tiêu, đặc biệt ngành ngôn ngữ học chỉ nhận được 7 hồ sơ trong khi chỉ tiêu đặt ra là 50 sinh viên. Năm 2014, số hồ sơ các trường nhận được cũng chỉ đạt 1 nửa so với mong muốn của nhiều ngành. Năm 2015, khi kỳ thi chung được áp dụng, với quy định thí sinh nộp hồ sơ sau khi có điểm thi, bức tranh tuyển sinh của các ngành xã hội cũng không sáng sủa hơn các năm trước.

Tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, năm 2014, số hồ sơ nộp vào các ngành khối xã hội (lịch sử, địa lí, ngữ văn,…) chỉ bằng hơn một nửa các ngành tự nhiên, chứng tỏ mức độ quan tâm của học sinh với những ngành này còn ở mức giới hạn mặc dù là ngành được đào tạo miễn phí.

Theo khảo sát của chúng tôi, năm nay, đa số nguyện vọng của học sinh là chọn các ngành tự nhiên vì lý do tìm việc làm sau khi ra trường. Lê Thị Kiều Nhung (học sinh Trường Quốc Học) chia sẻ: “Những ngành tự nhiên có khả năng xin được việc nhiều hơn. Thậm chí, ra trường cũng có thể làm trái nghề”.

Một cán bộ Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục (Trường ĐH Khoa học) nhận xét: “Một số ngành xã hội chủ yếu truyền thụ kiến thức để nghiên cứu, chưa phải là đào tạo một cái nghề chính thức và chuyên sâu. Điều này đã phần nào hạn chế số lượng đăng ký vào học của học sinh”.

Giải quyết những khó khăn trên, kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016, các trường đào tạo các ngành xã hội đã đưa ra nhiều phương án thu hút học sinh. Một trong những giải pháp cơ bản là mở thêm khối thi nhằm rộng nguồn tuyển sinh, nâng cao chất lượng đầu vào (nhiều khối thi vào một ngành), tuyển theo nhóm ngành để người học dễ lựa chọn. Điển hình như Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế tuyển sinh theo 3 nhóm ngành: Toán - thống kê, kỹ thuật và nhân văn; sau năm học thứ nhất, sinh viên được chọn chuyên ngành học yêu thích dựa trên một trong ba nhóm ngành đó.  TS. Nguyễn Thế Phúc, Trưởng khoa Lý luận chính trị (Trường ĐH Khoa học) cho biết: “Nhà trường cũng tăng cường quảng bá để nhiều người biết đến các chuyên ngành của khoa. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với sinh viên”.

Theo lãnh đạo nhiều trường, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà trường vẫn tiếp tục tuyển sinh, mở lớp đào tạo để cải thiện vị thế các ngành xã hội.

Phương Hằng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top