ClockThứ Năm, 28/12/2017 14:02

Các nước châu Á vẫn là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam đã đạt tổng giá trị xuất nhập khẩu 400 tỷ USD trong tháng 12/2017. Con số này gấp đôi thời điểm năm 2007, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cùng với đó, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi.

Nhiều loại trái cây sản xuất được nhưng vẫn phải nhập khẩuQuy định mới về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa

Các đối tác thương mại của Việt Nam không ngừng được mở rộng khắp toàn cầu. Việt Nam hiện có trên 200 đối tác thương mại, trong đó có 29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay. (Trong đó có 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 5 thị trường nhập khẩu trên 10 tỷ USD).

Châu Á là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với các đối tác chính là ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong 11 tháng năm 2017 đạt 257,4 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với cùng kỳ năm trước và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Tiếp theo là xuất nhập khẩu với các nước châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.

Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (Lũy kế đến 15/12/2017 so với cùng kỳ năm 2016). Nguồn: TCHQ

Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (Lũy kế đến 15/12/2017 so với cùng kỳ năm 2016). Nguồn: TCHQ

Trong 11 tháng của năm 2017, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt mức thặng dư cao nhất kể từ trước đến nay với 3,17 tỷ USD xuất siêu. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mức thặng dư thương mại đạt được chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Cụ thể khối doanh nghiệp FDI trong 11 tháng từ đầu năm 2017 thặng dư 23,85 tỷ USD, trong khi khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước thâm hụt tới 20,67 tỷ USD. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top