Thế giới

Các nước tăng tốc đàm phán hiệp định RCEP

ClockThứ Ba, 24/09/2019 21:47
TTH - Vừa qua, các quan chức cấp cao của 16 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có cuộc hội đàm tại Việt Nam để đẩy nhanh quá trình đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới – Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Phiên họp bàn về RCEP kết thúc mà không đạt được tiến bộ đáng kểBộ trưởng kinh tế các nước ASEAN và đối tác bàn thảo về Hiệp định RCEPCác nước đạt tiến bộ sau vòng đàm phán mới về Hiệp định RCEP

 Lãnh đạo các nước tại vòng đàm phán RCEP diễn ra ở Đà Nẵng. Ảnh: Tuổi trẻ

Họp tại Đà Nẵng, lãnh đạo thuộc 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand tham gia điều chỉnh một số nội dung, giải quyết vấn đề còn tồn tại và hướng đến đạt được nền tảng chung về mở cửa thị trường, tự do thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư.

Hơn bao giờ hết, một khi thỏa thuận tiến gần hơn đến vạch đích, ý chí chính trị sẽ đòi hỏi các bên liên quan đến RCEP tìm mọi cách để giải quyết những trở ngại còn tồn tại, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu trong phiên khai mạc vòng đàm phán cuối cùng của hiệp định cho hay. Với tư cách là chủ nhà của vòng đàm phán này, đồng thời cũng là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ phấn đầu hỗ trợ cho thỏa thuận nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các nước RCEP, cũng như đảm bảo thế cân bằng cho toàn khu vực.

Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Hoe Ee Khor, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 cho rằng, nếu các nước ASEAN và 6 nước đối tác đối thoại có thể hoàn thành hiệp định RCEP, thì đây sẽ là tín hiệu vô cùng mạnh mẽ của một cam kết đạt được thương mại đa phương dựa trên quy tắc trong bối cảnh xu hướng chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Prensa Latina & ANN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm

Đơn hàng tăng, tinh thần lao động hăng say trở lại ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là bức tranh chung tại các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hiện nay.

Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm
Tăng tốc giải ngân vốn giao thông ngay từ đầu năm

Tổng kế hoạch vốn xây dựng giao thông Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, mặc dù thấp hơn năm 2023, nhưng để giải ngân hết đòi hỏi ngành phải quyết liệt ngay từ đầu năm.

Tăng tốc giải ngân vốn giao thông ngay từ đầu năm
Để du lịch Huế bắt kịp thời cơ, tăng tốc phát triển

Trong cuộc đua khốc liệt giành thị phần du lịch sau đại dịch COVID-19, muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh để thu hút du khách, du lịch Huế vẫn còn nhiều việc phải làm để bắt kịp thời cơ, tạo ra những bước phát triển đột phá.

Để du lịch Huế bắt kịp thời cơ, tăng tốc phát triển
Tăng tốc và tạo bứt phá

Năm 2024 là năm tăng tốc, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 5 năm 2021-2025 nên TP. Huế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp phát triển KT-XH, trong đó tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nhằm thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tăng tốc và tạo bứt phá
Return to top