Các quốc gia Mỹ Latin giang tay tiếp nhận người tị nạn
TTH.VN - Theo thông tin được đăng tải trên tờ AFP ngày 8/9, nhiều quốc gia ở khu vực Mỹ Latin đang hết lòng tìm cách giúp đỡ những người tị nạn chạy trốn khỏi chiến tranh ở Syria.
Một số quốc Nam Mỹ sẵn sàng mở cửa chào đón người tị nạn Syria. Ảnh: AFP
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ra lệnh Bộ ngoại giao nước này thực hiện các bước cần thiết để tiếp nhận 20.000 người Syria.
Tổng thống Chile Michelle Bachelet cho hay, đất nước Chile cũng sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn, mà chưa đưa ra số lượng và quốc tịch cụ thể.
"Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Chile, chúng tôi luôn luôn mở cửa cho những con người đến từ những nơi xa xôi, để đưa lịch sử và văn hóa của họ đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước chúng tôi", bà Bachelet cho biết thêm.
Các nhà lãnh đạo của cộng đồng khoảng 300.000 người Ả Rập sinh sống ở Chile mới đây đã trình lên chính phủ một kế hoạch cung cấp chỗ ở và hỗ trợ thiết yếu cho khoảng 100 gia đình tị nạn từ Syria.
Trong cùng diễn biến, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff khẳng định "chính phủ của bà sẵn sàng chào đón những người tị nạn muốn đến sống, làm việc và đóng góp cho sự thịnh vượng và hòa bình của Brazil”.
"Đặc biệt trong thời điểm khó khăn hiện nay, chúng ta phải chào đón những người tị nạn với vòng tay rộng mở", bà Rousseff nói thêm.
Tổng thống Rousseff cũng đề cập đến bức ảnh một cậu bé Syria trôi dạt vào bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ. Bức ảnh làm chấn động cả thế giới vào tuần trước và trở thành một biểu tượng của cuộc khủng hoảng người di cư hết sức tồi tệ.
"Hình ảnh của đứa trẻ, Aylan Kurdi chỉ mới 3 tuổi làm tất cả chúng ta xúc động và cho thế giới thấy một thách thức rất lớn", bà Rousseff chia sẻ.
Trong một bài phát biểu trên phương tiện truyền thông địa phương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Brazil Beto Vasconcelos cho hay, chính phủ nước này đang xem xét việc mở rộng các biện pháp tiếp nhận và giải quyết những người tị nạn với số lượng lớn.
Được biết, Brazil đã tiếp nhận hơn 2.000 người tị nạn Syria kể từ khi cuộc xung đột Syria nổ ra vào năm 2011, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở khu vực Mỹ Latin.
Hiện nay, Syria là nhóm người tị nạn lớn nhất ở Brazil. Chỉ tính riêng trong năm 2014, nước này đã tiếp nhận 1405 người.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chương trình giải quyết vấn đề người di cư đều thành công.
Ngày 7/9, những người tị nạn Syria tới Uruguay hồi năm ngoái theo một chương trình tái định cư đã biểu tình bên ngoài văn phòng Tổng thống Uruguay để yêu cầu được rời khỏi quốc gia Nam Mỹ này, nhằm tìm kiếm công việc tốt hơn, thậm chí họ chấp nhận bị trục xuất trở về Trung Đông.
"Chúng tôi không chạy trốn khỏi chiến tranh để phải chết ở đây trong cảnh nghèo đói. Đây không phải là nơi thích hợp cho những người tị nạn”, ông Maher el Dis, một người tị nạn Syria 36 tuổi nói với AFP.
Hồi tháng 10/2014, Uruguay đã chấp nhận đơn xin tị nạn của 42 người Syria trốn khỏi cuộc nội chiến. Nhưng hiện nay, những gia đình này khẳng định chính phủ cánh tả đã không giữ lời hứa về việc đảm bảo nguồn thu nhập đủ tốt cho cuộc sống của họ.
Lãnh đạo các nước châu Âu đang phải vật lộn với tác động của cuộc xung đột đẫm máu ở Syria, Afghanistan và Iraq, khiến hàng trăm ngàn người tìm đến những chuyến hành trình nguy hiểm qua khu vực Balkan và Địa Trung Hải để tìm đến 28 quốc gia Liên minh châu Âu. Hơn nữa, việc đảm bảo cuộc sống ổn định cho những người này lại càng là một thách thức lớn hơn đối với các nước chấp nhận họ.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & BBC)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt (24/02)
-
Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7