ClockThứ Hai, 28/01/2019 16:54

Các thanh đồng trên cầu đi bộ sông Hương sẽ trở về màu nguyên thủy theo thời gian

TTH.VN - Đó là khẳng định của Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Koica Nguyễn Việt Bằng trước lo lắng về hiện tượng màu không đồng đều ở các lan can đường đi bộ gỗ lim trên sông Hương.

Cầu đi bộ lát gỗ lim nhộn nhịp trước ngày khánh thànhLộ diện hình hài tuyến đường lát gỗ lim trên sông Hương

Sau gần nửa tháng đưa vào sử dụng, đường đi bộ trên sông Hương (Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Tổ chức Koica) nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Số lượng khách đến tham quan, dạo bộ trên tuyến đường này ngày càng đông. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, một số thanh đồng lắp ráp trên đường đi bộ xuất hiện vết loang không đều màu gây ra sự lo lắng.

Khách du lịch quốc tế dạo bộ đường đi bộ trên sông Hương 

Lý giải về nguyên nhân này, Phó Giám đốc Ban quản lý DA Koica, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế, ông Nguyễn Việt Bằng cho rằng, số lượng đồng thi công ở phần lan can được nhập khẩu đồng lá từ Hàn Quốc với trên 4.000 thanh, nặng khoảng 7 tấn, sau đó gia công dập lại thành từng thanh và đưa ra lắp đặt. Trước khi đưa về Việt Nam, phía Hàn Quốc đã thẩm định chất lượng với hàm lượng đồng chiếm 70%, còn lại là các hợp chất như kẽm, măng gan… Vì vậy, các thanh đồng khi lắp đặt ngoài trời sẽ trở về màu đồng nguyên thủy đó là màu nâu sẫm chứ không phải vàng tươi. Song, do khối lượng thanh đồng lớn, trên 4.000 thanh nên quá trình lắp đặt kéo dài, thanh trước thanh sau dẫn đến các thanh đồng không đồng đều màu.

Ông Bằng khẳng định, theo thời gian, số lượng thanh đồng trên can lan cầu sẽ trở về màu đồng nguyên thủy và sẽ đồng màu như nhau. Hiện, UBND TP. Huế cũng đã ban hành quy chế quản lý vận hành tạm thời đường đi bộ và giao cho Trung tâm Công viên cây xanh Huế phụ trách, có nhiệm vụ quản lý, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trên khuôn viên cầu.

Theo thời gian, các thanh đồng sẽ trở về màu đồng nguyên thủy và đồng màu như nhau

Với tổng kinh phí xây dựng gần 53 tỷ đồng, dự án (DA) đường đi bộ trên sông Hương được khởi công từ tháng 12/2017 và hoàn thành cuối tháng 11/2018, bao gồm các hạng mục xây dựng bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, đường dạo, bãi đỗ xe, trong đó điểm nhấn là cầu đi bộ trên sông Hương với kết cấu bằng bê tông cốt thép. Trong đó, sàn cầu lát bằng gỗ lim, lan can bằng đồng, cầu có chiều dài khoảng 450m, rộng 4m với diện tích trên 2.400m2.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Thành, trước khi phê duyệt bản vẽ kiến trúc của DA, UBND TP và Ban quản lý Koica, các đơn vị tư vấn Hàn Quốc đã thống nhất xây dựng đường đi bộ phải giải quyết được hai vấn đề lớn, phức tạp đó là đưa ra giải pháp kỹ thuật tối ưu của đường đi bộ khi đi qua cầu Phú Xuân, (do không thể làm cầu nối vượt cầu và đường hầm); đồng thời không làm phá vỡ, ảnh hưởng đến công trình kiến trúc “Thủy tạ” tại 11 Lê Lợi. Thứ hai là tạo điểm nhấn cảnh quan, nghệ thuật, không gian mở hơn cho tuyến đi bộ vào tạo thêm điều kiện để người dân, du khách tiếp cận gần hơn với dòng sông Hương.

Theo như kiến trúc DA, đường đi bộ sau khi hoàn thành đã đáp ứng được các nhu cầu đề ra, tạo thêm cho Huế một địa điểm tham quan, nghỉ mát, dạo bộ và ngắm dòng Hương của người dân và du khách. Kết hợp với DA, TP đã nỗ lực dành một phần ngân sách để đầu tư, chỉnh trang hệ thống các công viên Tứ Tượng, Lý Tự Trọng, sân trước Bia Quốc Học, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đường đi bộ dọc bờ sông Hương với tổng kinh phí 25 tỷ đồng, tạo chuỗi liên hoàn cho không gian xung quanh hai bờ sông Hương khu vực phía Nam TP.

Bài, ảnh: Thanh Hương

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Return to top