ClockThứ Sáu, 30/06/2017 05:56

Cải cách hành chính bằng giao dịch điện tử

TTH - Cải cách hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) đã nâng cao chất lượng phục vụ, rút ngắn thời gian, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Giao dịch BHXH qua hệ thống bưu điện

Trước đây, với giao dịch truyền thống, việc giải quyết hồ sơ BHXH kéo dài, thông tin chế độ, chính sách, hồ sơ, mẫu biểu có lúc không được cập nhật kịp thời, thường xảy ra sai sót. Từ khi, BHXH tỉnh thực hiện giao dịch điện tử (GDĐT), các đơn vị đã cập nhật kịp thời thông tin nói trên. Một số mẫu biểu được tự động kết xuất dữ liệu, nên lượng thời gian thực hiện thủ tục BHXH điện tử giảm nhiều so với thực hiện hồ sơ giấy. Doanh nghiệp kiểm tra, đối chiếu số liệu một cách chủ động, tiện ích và nhanh gọn. BHXH tỉnh cũng đã quy định nhiều hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để doanh nghiệp lựa chọn (giao dịch điện tử, giao dịch qua dịch vụ bưu chính...). Trong đó, vận động cán bộ hưu trí nhận lương hưu hằng tháng qua thẻ ATM. Ông Nguyễn Văn Thanh, chủ doanh nghiệp Đức Thịnh (TP. Huế) cho biết: "Nhờ thực hiện GDĐT, chúng tôi không cần cử người nộp hồ sơ giấy tại cơ quan BHXH, nhờ đó tiết kiệm được thời gian. Hơn nữa, doanh nghiệp được nhận kết quả sớm hơn, không cần chờ đến lịch hẹn như đối với hồ sơ giấy trước đây”. Doanh nghiệp có thể xem kết quả giải quyết các chế độ BHXH qua mạng Internet mà không cần đến cơ quan BHXH.

Toàn tỉnh có gần 3.000 đơn vị sử dụng lao động đăng ký thực hiện GDĐT trong lĩnh vực BHXH, trong đó, có khoảng 95% đơn vị thực hiện GDĐT. Cách làm này đã tiết kiệm chi phí giấy in, mực in, giảm đáng kể khối lượng công việc và thời gian thực hiện của kế toán tại các đơn vị. Đơn giản hóa việc kê khai thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng người kê khai tự chịu trách nhiệm về nội dung, cơ quan BHXH tăng cường khâu hậu kiểm; hạn chế tối đa việc yêu cầu người kê khai lấy xác nhận của cơ quan nhà nước nếu không cần thiết.

Thời gian làm thủ tục BHXH của doanh nghiệp trước đây là 335 giờ/năm, nay giảm chỉ còn 52 giờ/năm. Phương thức GDĐT và qua hệ thống bưu điện đã giúp giảm 16 giờ đi lại, chờ đợi trong việc làm thủ tục tại cơ quan BHXH cho 1 doanh nghiệp/năm. Một số hồ sơ, giấy tờ liên quan như báo biểu, các bảng kê khai của doanh nghiệp, cá nhân khi tiến hành giao dịch đối với cơ quan BHXH... giảm từ 70% - 80% quy trình thực hiện. Trong 3 năm, BHXH tỉnh nỗ lực rất nhiều trong cải cách TTHC, từ hơn 260 TTHC thì nay chỉ còn 32 thủ tục. Ngoài ra, văn hóa ứng xử và phong cách phục vụ của nhân viên BHXH đã chuyển biến tích cực theo mục tiêu phục vụ người tham gia và thụ hưởng BHXH tốt nhất.

Trong quá trình triển GDĐT, BHXH tỉnh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến ứng dụng CNTT vào quản lý nên chưa tích cực triển khai; cơ sở hạ tầng, nhân lực, máy móc, đường truyền mạng internet của một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nhiều đơn vị có số lao động nhỏ, ít phát sinh tăng, giảm, quen sử dụng phương thức nộp hồ sơ giấy... đã ảnh hưởng đến kết quả triển khai GDĐT. TTHC về BHXH vẫn tồn tại nhiều bất cập nhưng việc sửa đổi, bổ sung chậm còn do vướng các quy định pháp luật hiện hành...

Ông Nguyễn Xuân Tiếu, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho hay: "BHXH sẽ đưa tất cả TTHC còn lại vào giao dịch ở mức độ 3 và các TTHC có điều kiện có thể đưa vào giao dịch ở mức độ 4. Đồng thời, sẽ thực hiện GDĐT cho tất cả 32 TTHC; kê khai đóng BHXH chỉ còn 49 giờ tương đương với các nước ASEAN 4. Từ đó, các thông tin, thủ tục được đưa lên môi trường mạng sẽ được bảo đảm tạo điện kiện và minh bạch cho người dân".

THU HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
TP. Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính: Quan trọng và cấp thiết

Sau khi tiến hành lấy ý kiến cử tri trên địa bàn và thông qua HĐND 36 phường, xã về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, HĐND TP. Huế vừa thông qua Nghị quyết (NQ) tán thành chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh.

TP Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính Quan trọng và cấp thiết
Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

TIN MỚI

Return to top