ClockThứ Ba, 10/11/2015 10:58

Cam kết thực hiện đúng quy định của Luật Di sản

TTH - Vừa qua, tri sự chùa Thánh Duyên (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc) tự ý cho chặt hạ hai cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi và thay mái ngói âm dương ở nhà tăng mà chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Ngay sau khi nhận được báo cáo của UBND huyện Phú Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm tra sự việc.

Những cây cổ thụ lâu năm bị chặt hạ tại chùa Thánh Duyên

Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật chùa Thánh Duyên được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 13/1/1996. Ngày 10/9/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1771/QĐ-UBND về việc điều chỉnh phân công quản lý di tích; theo đó, UBND huyện Phú Lộc được UBND tỉnh giao trực tiếp quản lý di tích này.

Trong tháng 10, tại chùa Thánh Duyên - di tích lịch sử cấp quốc gia, đã xảy ra việc chặt hạ hai cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngay sau khi nhận được tin báo, UBND huyện Phú Lộc đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với UBND xã Vinh Hiền trực tiếp kiểm tra. Báo cáo của huyện Phú Lộc cho biết, tại hiện trường, có hai cây cổ thụ đã bị chặt hạ, gồm: 1 cây mít và 1 cây xoài đều cao khoảng 15m, được cắt thành từng đoạn. Theo Đại đức Thích Minh Chính – Tri sự chùa Thánh Duyên, việc chùa cho chặt hạ hai cây cổ thụ nói trên khi chưa có sự cho phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền là do hai cây cổ thụ này có nguy cơ gãy đổ về hướng chánh điện.

Mái ngói nhà tăng (giáp chánh điện) xuống cấp, cũng được nhà chùa tiến hành sửa chữa mà chưa thực hiện quy trình xin phép đối với di tích cấp quốc gia. Khi chính quyền huyện Phú Lộc kiểm tra, hiện trạng nhà tăng đã bị làm thay đổi một phần so với hiện trạng ban đầu trong khi chưa có sự thẩm định của cơ quan có thẩm quyền. Toàn bộ mái lớn lợp ngói âm dương (cũ) ở nhà tăng đã tháo dỡ, còn trơ lại phần rui, lách, đòn tay. Nhà chùa cũng đã cho thay một số rui, lách mới và có ý định cho thay toàn bộ ngói âm dương (cũ) bằng ngói tráng men Prime.
Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Lộc, UBND xã Vinh Hiền tiến hành lập biên bản về việc chặt hạ cây cổ thụ và tự ý tháo dỡ ngói âm dương, thay ngói mới và yêu cầu dừng mọi hoạt động, giữ nguyên hiện trạng, chờ ý kiến chỉ đạo của UBND huyện và cơ quan chuyên môn.
Theo biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích kiến trúc - nghệ thuật chùa Thánh Duyên, khu vực hai cây cổ thụ bị chặt hạ và nhà tăng (giáp chánh điện) nằm trong khu vực I của di tích. Đây là khu vực phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian, tuyệt đối cấm mọi hoạt động xây dựng, không được tháo dỡ, thay đổi vị trí, làm hư hỏng, giảm giá trị di tích. Một cán bộ văn hóa cho rằng, việc tự ý tháo dỡ ngói âm dương, thay đổi rui lách để chuẩn bị lợp ngói tráng men Prime ở nhà tăng và chặt hai cây cổ thụ đã xâm phạm nghiêm trọng đến di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Thánh Duyên.
Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Phú Lộc đã có văn bản đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND xã Vinh Hiền tiến hành giám sát chặt chẽ để phát hiện kịp thời những hoạt động như chặt cây, phá đá, đào đất, sửa chữa, xây dựng trái phép… trong phạm vi bảo vệ của di tích lịch sử cấp quốc gia này. Đồng thời, đề nghị UBND huyện sớm có chủ trương lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Thánh Duyên để hạn chế tình trạng hư hại, xuống cấp như hiện nay nhằm góp phần phát huy tối đa giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của di tích.
Ông Nguyễn Văn Hà, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, sau khi biết sự việc, Thanh tra Sở phối hợp với Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tiến hành kiểm tra hiện trạng chùa Thánh Duyên. Đoàn đã lập biên bản, đề nghị nhà chùa phải thực hiện đúng quy định khi tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa theo Nghị định 70 và Thông tư 18 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ông Hà cũng cho hay, Đại đức Thích Minh Chính – Tri sự chùa Thánh Duyên đã cam kết sau này nếu sửa chữa, trùng tu hay có thay đổi gì trong khu vực di tích đều sẽ làm theo đúng quy trình của Luật Di sản.
 
Bài, ảnh: Nguyệt Tú
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Hành trình đến với Trường Sa

Trong những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi vinh dự được cùng Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 25 thành viên do ông Nguyễn Nam Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 5 đi thăm quần đảo Trường Sa theo Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 3/4 đến 11/4/2024.

Hành trình đến với Trường Sa
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Mỗi khi nhắc đến sông Hai Nhánh, mấy anh em từng thoát ly tham gia kháng chiến, chúng tôi đều ước mong có dịp quay trở lại địa điểm được ghi nhận là ác liệt nhất khi từ đồng bằng lên hậu cứ. Được Bí thư Thị ủy Hương Thủy Lê Ngọc Sơn giúp đỡ và đích thân Chủ tịch UBND xã Dương Hòa Lê Văn Thức trực tiếp đưa đi, cuối cùng chúng tôi toại nguyện.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1 Dòng sông máu
Return to top