Thế giới

Cameroon triển khai 2.000 quân sau các cuộc tấn công của Boko Haram

ClockThứ Ba, 28/07/2015 14:40
TTH.VN - Reuters hôm nay (28/7) dẫn lời đài phát thanh nhà nước Cameroon cho hay, quốc gia này đang có kế hoạch điều động thêm 2.000 binh sĩ tới khu vực miền bắc đất nước sau khi xảy ra ba vụ đánh bom tự sát liên tiếp tại thủ đô Maroua vào tuần qua, trong đó các thành viên của Boko Haram bị nghi ngờ là thủ phạm.

 
Lính Cameroon tại một căn cứ quân sự ở thị trấn Kolofata - Ảnh: AFP

Động thái trên diễn ra sau khi một loạt các biện pháp phòng ngừa trước hành động khủng bố của nhómHồi giáo cực đoan Boko Haram được thực hiện trong những ngày gần đây. Điển hình là lệnh cấm mặc trang phục che kín toàn thân như burqa, một kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ Hồi giáo và các hoạt động rao bán, ăn xin nhằm thắt chặt an ninh tại thủ đô Maroua.

Chính phủ cũng đã đóng cửa một số nhà thờ Hồi giáo và các trường học Hồi giáo ở khu vực miền bắc và áp đặt lệnh giới nghiêm tại các quán bar sau 18h, giờ địa phương.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Cameroon, Đại tá Didier Badjeck xác nhận số lượng quân đội gia tăng ở miền bắc nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.

"Vì lý do bảo mật, chúng tôi không thể tiết lộ chính xác số lượng binh sĩ sẽ được triển khai", ông nói với Reuters.

Các quốc gia Trung Phi đã triển khai khoảng 7.000 binh sĩ, bao gồm các binh lính từ Chad, Niger và Nigeria, trong nỗ lực giải quyết cuộc nổi dậy của nhóm phiến quân Boko Haram kéo dài suốt 6 năm đã đe dọa sự ổn định của khu vực xung quanh hồ Chad.

Các vụ đánh bom tự sát ở Maroua trong tuần qua cho thấy sự xâm nhập ngày càng gia tăng, bị nghi ngờ thực hiện bởi nhóm cực đoan Boko Haram trên lãnh thổ Cameroon.

Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari dự kiến ​​sẽ hội đàm với Tổng thống Cameroon Paul Biya về các cuộc nổi dậy trong chuyến thăm tới Cameroon dự kiến vào ngày mai (29/7).

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & CNN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top