ClockThứ Tư, 19/07/2017 05:11

Cần bảng giới thiệu bằng tiếng Anh cho di tích

TTH - Trải qua thời gian, di tích vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính với ngôi nhà rường bằng gỗ ba gian được phục dựng, phía trước có hàng dâm bụt xanh mát cùng căn bếp lợp tranh, phên đất.

Căn nhà được thân phụ của Bác, ông Nguyễn Sinh Sắc thuê, làm nơi trọ học những năm vào kinh đô Huế.. Cũng chính tại ngôi nhà này,  thân mẫu của Bác (bà Hoàng Thị Loan)  đã qua đời khi còn rất trẻ do bệnh nặng, cùng con trai Nguyễn Sinh Xin vừa mới chào đời.

Du khách tham quan Di tích lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan (TP. Huế)

Buổi sáng chúng tôi đến thăm di tích, lác đác có vài đoàn khách ghé thăm, hầu hết là khách vãng lai, trong đó có cả khách quốc tế.  Điều băn khoăn là bên ngoài di tích chỉ có bảng giới thiệu vắn tắt bằng tiếng Việt.

Một  người  hành nghề  xe ôm đón khách gần di tích cho biết: Hàng ngày có khá nhiều du khách nước ngoài đi qua di tích nhưng do chưa có bảng giới thiệu bằng tiếng Anh nên ít người biết. Nhiều du khách thấy ngôi nhà cổ kính, xanh mát thì tò mò dừng chân. Những lúc ấy,  anh thường giải thích cho họ hiểu bằng vốn tiếng Anh của mình. Nhiều du khách khi biết giá trị của di tích, họ rất ngạc nhiên và nhờ anh đưa vào tham quan.

Trao đổi với chúng tôi, hướng dẫn viên tại di tích cho hay, hàng năm, nhà lưu niệm đón khá nhiều đoàn khách, chủ yếu là giáo viên, sinh viên, học sinh ở các trường học trong và ngoài tỉnh, các đoàn cán bộ các nơi đến Huế công tác. Riêng lượng khách du lịch chưa nhiều do đến nay, di tích chưa được đưa bào tuor, tuyến. Về  việc cần có thêm bảng giới thiệu  bằng tiếng Anh, du khách cũng từng nhiều lần phản ánh, đề nghị.

Lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên Huế-đơn vị quản lý di tích cho hay: Hiện  đơn vị đang quản lý các di tích về Bác Hồ gồm cụm di tích ở Dương Nổ - Phú Dương  (thuộc huyện  Phú Vang); di tích 112 Mai Thúc Loan ở  thành phố Huế;  Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan ở núi Tam Tầng...

Tất cả các di tích đều có bảng giới thiệu bằng 2 thứ tiếng (Việt - Anh), riêng di tích tại  112 Mai Thúc Loan chỉ có tiếng Việt, vì tấm bia được làm đã khá lâu.  Sắp tới, Bảo tàng đã có kế hoạch làm lại bia giới thiệu di tích bằng hai thứ tiếng Anh - Việt (có thể cả tiếng Pháp), trong khuôn khổ dự án tu bổ di tích 112 Mai Thúc Loan dự kiến có kế hoạch vốn vào năm 2018.  Lãnh đạo bảo tàng khẳng định: Nếu dự án chậm triển khai,  có thể  bảng giới thiệu nói trên sẽ làm sớm hơn, bằng nguồn kinh phí khác để góp phần phát huy giá trị di tích quan trọng này.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, điện Kiến Trung sẽ chính thức mở cửa đón khách. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế kỳ vọng, cung điện này sẽ là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top