ClockThứ Năm, 24/03/2016 14:18

Cần cải tổ vùng nuôi, tổ chức lại sản xuất

TTH - Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế về tự nhiên, hầu hết cơ sở hạ tầng vùng NTTS các địa phương ven biển, đầm phá đều xuống cấp, thiếu đồng bộ; hệ thống kênh mương thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.

Tái cơ cấu ngành thủy sản: Cần giải pháp căn cơAn toàn cho vụ nuôi trồng thủy sản mới

Ông Lê Trần Nguyên Hùng

Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Ông Lê Trần Nguyên Hùng cho biết:

Hạ tầng NTTS hiện nay, trước đó đã được Nhà nước đầu tư như vùng NTTS tập trung Vinh Giang, Vinh Hưng (huyện Phú Lộc), Phú Xuân (huyện Phú Vang) và Quảng Công (huyện Quảng Điền). Bên cạnh đó, cũng có công trình do người dân tự đầu tư. Thời kỳ NTTS “đỉnh cao” những năm 2008-2009, sau khi con tôm sú có vấn đề về dịch bệnh, thì người dân chuyển qua nuôi xen ghép, tuy thu nhập bền vững nhưng ngược lại năng suất không cao. Từ đó cho đến nay, cơ sở hạ tầng NTTS đã xuống cấp, “lỗi thời”, không thể đáp ứng được vùng nuôi cao, thấp triều ven đầm phá 4.500 ha và 2.000 ha nước ngọt trên toàn tỉnh, việc tổ chức sản xuất lại cho người dân rất là khó.

Hạ tầng nuôi tôm còn thiếu và yếu tại xã Phong Hải

Các bờ bao ngày một xuống thấp, làm mực nước trong hồ không đạt tiêu chuẩn. Hệ thống xử lý gồm ao chứa lắng, ao xử lý nước thải và ao chứa bùn ô nhiễm, đều thiếu và yếu. Hạ tầng về điện, đường cũng thiếu, nhỏ, xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất ảnh hưởng đến việc quản lý, vận chuyển thu mua của các vùng NTTS. Chính vì sự không đồng bộ như thế nên ảnh hưởng đến kết quả NTTS.

Đánh giá chung, hạ tầng NTTS trên địa bàn tỉnh hiện nay đã và đang xuống cấp. Mặc dù có quy hoạch đầy đủ, nhưng rõ ràng chưa đáp ứng được yêu cầu của một nghề nuôi trồng hiện đại, chưa đáp ứng được nhu cầu tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng.

Nhiều nơi, người nuôi tôm vì lợi nhuận bất chấp tất cả, liệu có phải vì xử lý chưa nghiêm; biết hạ tầng thủy sản chưa đáp ứng nhưng vẫn cứ nuôi, thưa ông?

Tôi cho rằng, có hai vấn đề ngoài khả năng của ngành. Thứ nhất, tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư cơ sở hạ tầng vùng NTTS. Tỉnh chỉ đạo bằng nhiều cách để bố trí được nguồn vốn đầu tư chứ nguồn từ Trung ương hiện nay rất khó. Thứ hai, cần huy động nguồn lực trong dân. Thừa Thiên Huế có tiềm năng, diện tích NTTS rất lớn (đứng thứ 13 cả nước). Do vậy, phải có cơ chế để Nhà nước, các thành phần kinh tế, người dân cùng đầu tư cơ sở hạ tầng hợp tác công - tư

Ông Lê Trần Nguyên Hùng

Tất cả chế tài xử phạt hiện nay đã có. Nhưng xử phạt không nghiêm nói như thế chỉ đúng một phần. Cái khó ở đây, xử lý các hộ nuôi cần cơ sở pháp lý như khâu lấy nước thải hồ nuôi để test, vấn đề này thuộc lĩnh vực môi trường, cần sự vào cuộc các ban ngành. Ví dụ, để kiểm tra việc xả thải nếu một hộ cá nhân thì được nhưng cả vùng nuôi rộng lớn như thế, phải làm sao? Đa số các hộ nuôi đều thấy lợi nhuận trước mắt, thông thường chỉ “trúng” một vài vụ đầu mà quên đi tác hại lâu dài, dù có xử lý chế tài mạnh nhưng cả vùng nuôi rộng lớn như thế rất khó.

Đối với vùng chuyên tôm trên cát, nguy cơ dịch bệnh, thua lỗ rất cao. Tại vùng nuôi tôm quanh đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, người dân đào ao nuôi tự phát ngay trong vườn nhà, thậm chí lấn rừng, khoét núi nuôi dẫn đến thua lỗ, bỏ hoang hồ, nợ nần rất nhiều. Theo thống kê, có khoảng 80 hộ nuôi không phép với diện tích lên đến trên 30ha. Việc xả thải ảnh hưởng cả cộng đồng, nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến ngành du lịch. Nguyên do trước đây huyện Phú Lộc chưa có quy hoạch chi tiết đối với NTTS ở khu đầm này. Bên cạnh đó, khi người dân nuôi tự phát, chính quyền địa phương buông lỏng từ đầu, thậm chí là bất lực, bây giờ xử lý thì “sự đã rồi”. Địa phương là đơn vị trực tiếp quản lý tỉnh, sở, không thể “có mặt” kịp thời. Một nguyên nhân nữa là do một số hộ dân nuôi lấy được, theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Vấn đề này sẽ có chế tài mạnh và chủ trương xử lý quyết liệt. Ngành sẽ vào cuộc cùng với chính quyền địa phương. Trước mắt, cần buộc các hộ dân cam kết, tuyên truyền ngừng nuôi bởi độ rủi ro quá cao khi hạ tầng chưa đảm bảo. 

NTTS nói chung và nuôi tôm trên cát nói riêng đang trên đà phát triển và là cách làm giàu của nông dân, vậy ngành có khuyến cáo nào trước tình trạng người nuôi đang “tự bơi” khi hạ tầng chưa hoàn thiện?

Đối với địa phương, điều quan trọng nhất hiện nay là phải tổ chức lại sản xuất theo mô hình cộng đồng, đó là con đường tất yếu. Tổ chức lại sản xuất từ khâu thay đổi lực lượng sản xuất trong nuôi trồng cho đến hình thức sản xuất.

Các ban ngành cần tập huấn, nâng cao nhận thức cho người dân, nhằm thay đổi cách thức sản xuất. Tạo điều kiện cho người dân có những thông tin, kiến thức công nghệ mới, giúp họ hiểu được bản chất, thậm chí tập tính các loài NTTS…Hiện nay, người nuôi trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về các công nghệ, tiêu chí trong việc sử dụng từ thức ăn, kháng sinh rồi các hóa chất trong NTTS.

Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở cung cấp giống trên địa bàn cũng như nguồn giống các tỉnh khác đưa về. Doanh nghiệp cung ứng giống cũng phải cam kết đạt chất lượng. Quản lý công tác nuôi, chú trọng thời gian, mật độ thả phù hợp. Khuyến cáo người dân không được thả vượt quá quy định khiến rủi ro cao.

Về lâu dài, cần đẩy mạnh phát triển loại hình nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các loại hình nuôi an toàn sinh học, theo hướng VietGap, sinh thái để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Đối với phía tỉnh, sở, đang hết mình kêu gọi đầu tư. Cụ thể, vùng Phong Hải, theo quy hoạch hạ tầng NTTS đến 2020, khu vực phía tây đường quốc phòng sẽ ngừng nuôi; phía đông sẽ hình thành vùng NTTS tập trung, dự kiến Bộ NN&PTNT sẽ đầu tư vào khu vực này. Khu NTTS Phú Xuân, Vinh Giang, Vinh Hưng cũng sẽ đưa vào vùng nuôi tập trung, được đầu tư hạ tầng kênh dẫn nước vào, ra, ao xử lý và lâu dài sẽ hình thành tổ nuôi cộng đồng, có sự liên kết giữa các đơn vị cung ứng thức ăn, giống và bao tiêu đầu ra cho người dân.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Hà Nguyên (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá
Xây dựng Phú Vang trở thành một huyện mạnh về biển, đầm phá

Chiều 11/12, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Vang tổ chức Hội nghị Huyện ủy lần thứ 16 (khóa XV) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; bàn thông qua nhiều nội dung quan trọng khác. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xây dựng Phú Vang trở thành một huyện mạnh về biển, đầm phá
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Nghĩ về một bảo tàng

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng nước lợ tầm cỡ thế giới, rộng nhất Đông Nam Á, có giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh học và bao điều thú vị về lịch sử, văn hóa... Nó được xem như “viên ngọc sinh học quý” mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất Cố đô. Với những gì đang hiển hiện, nên chăng cần xây dựng một không gian trưng bày, hay bảo tàng cho hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai?

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Nghĩ về một bảo tàng
Return to top