ClockThứ Sáu, 30/09/2016 20:45

Cần chung tay bảo vệ sông Hương

TTH - Xung quanh hiện tượng nước sông Hương nhiễm đục, sáng 30/9, Báo Thừa Thiên Huế Online tổ chức giao lưu trực tuyến với bạn đọc. Tham dự buổi giao lưu có đại diện của các cơ quan, tổ chức: Th.s Đặng Như Tuấn - Trưởng phòng Kiểm soát ô nhiễm - Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường; PGS-TS Nguyễn Văn Hợp - Khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế; bà Trần Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Quản lý chất lượng nước - Công ty HUEWACO; ông Đặng Văn Hòa - Phó Chánh văn phòng BCH Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Nhiều nguyên nhân khiến nước sông Hương chuyển màuCần thời gian để nguồn nước ổn định

Tại buổi giao lưu. Ảnh: Võ Nhân

Nhiều yếu tố khiến nước sông Hương đục

Theo khẳng định của các cơ quan chức năng, nhiều yếu tố tác động khiến nước sông Hương nhiễm đục, và tác nhân chính là do các dự án làm đường ở huyện Nam Đông và việc sạt lở tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua xã A Roàng và Hương Nguyên (huyện A Lưới). Tại buổi giao lưu, độc giả Nguyễn Thị Cẩm Trang đưa ra câu hỏi: “Có thể phân biệt nước đổi màu do mưa lũ hay do tác động từ các công trình bằng mắt thường không? Có sự khác nhau về kết quả kiểm nghiệm theo thông số lý, hóa? Hậu quả về môi trường, dân sinh, nuôi trồng thủy sản khi lượng huyền phù và độ đục tăng đột biến gấp nhiều lần?”. Th.s Đặng Như Tuấn, cho rằng: “Rất khó để có sự phân biệt rạch ròi việc nước sông đổi màu do mưa lũ hay do tác động từ các công trình bằng mắt thường, bởi có sự kết hợp của 2 yếu tố: công trình đầu nguồn đang thi công và thời tiết phức tạp thì nước sông sẽ bị đổi màu nhiều hơn. Các thông số hóa học không thay đổi nhiều”.

Trong khi đó, ông Đặng Văn Hòa cho hay: “Giai đoạn đầu tích nước của các hồ thủy điện, thảm thực vật bị thối rửa, nhưng chúng tôi cũng kiểm tra quan trắc trước khi vận hành. Thủy điện không xả đáy, chỉ vận hành theo quy định của Bộ Công thương. Đập Thảo Long, sau ngày 20/8 hết nhiệm vụ giữ ngọt, các cửa mở thoát lũ 100%. Trong quá trình đóng, nếu có lượng nước thừa có thể mở 1-2 cửa để hài hòa nước ở đập Thảo Long và thượng nguồn”.

 Một hộ dân nuôi cá lồng tại hạ nguồn sông Hương

Nước sông Hương nhiễm đục, nhiều độc giả băn khoăn đến vấn đề chất lượng nước. “HUEWACO dùng những hóa chất gì để xử lý nước nhằm đạt yêu cầu nước sinh hoạt? Những hóa chất này có gây hại cho sức khỏe không?”, bạn đọc Trần Thị Ty nêu câu hỏi. Bà Trần Thị Minh Tâm cho biết: “HueWACO xử lý bằng cách sử dụng than hoạt tính khi nước có màu, có mùi. Nước đục sẽ tăng hoá chất xử lý, áp dụng các công nghệ lắng tải trọng cao. Các hoá chất đang sử dụng đều đạt chuẩn theo quy định của quốc gia, được mua tại các nhà cung ứng có uy tín và kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng, cho nên không ảnh hướng đến sức khoẻ người tiêu dùng”.

“Người dân nên dùng nước đun sôi, nhằm đảm bảo vô trùng. HUEWACO đang áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn nhằm cấp nước an toàn tại vòi. Trong hợp đồng cấp nước của HUEWACO có cam kết cấp nước an toàn tại trước đồng hồ khách hàng, nếu hệ thống đường ống sau đồng hồ khách hàng có chất lượng tốt thì khách hàng có thể sử dụng nước tại vòi, bảo đảm chất lượng nước. Sử dụng nước an toàn tại vòi tiện lợi hơn so với nước đun sôi do có thể tiết kiệm chi phí, thời gian trong việc đun sôi nước mà vẫn bảo đảm sức khoẻ”, bà Tâm nói.

Làm gì để bảo vệ sông Hương?

GS. TS Nguyễn Văn Hợp cho rằng, sông Hương là một trong những con sông đẹp của thế giới. Phải giữ được chất lượng nước, duy trì nó ở mức hiện tại. Cần sự chung tay của những ban ngành. Chủ trương của tỉnh đã có những điều chỉnh hay như hỗ trợ dân cư đầu nguồn không phá rừng mà trồng rừng, bảo vệ rừng. Các công trình xả lũ đã được kiểm soát tốt, nhưng phải chú ý đảm bảo đúng mức thiết kế. Khuyến cáo hồ Tả Trạch, khi xả đáy phải thông báo cho dân, nhà máy nước cũng hành động. “Chương trình quan trắc sông Hương cần được tăng thêm kinh phí, tần suất. Cần có một quy chuẩn riêng như thông số chất lượng nước sông Hương để bảo vệ mà không theo quy định quốc gia. Ngoài ra, cần có một bộ phận quản lý dữ liệu sông Hương và có một hình thức thông báo chất lượng nước sông Hương đến với mọi người dân cụ thể, chi tiết”, PGS.TS Hợp đề xuất.

Tại buổi giao lưu, có gần 50 câu hỏi được bạn đọc gửi đến các chuyên gia, tổ chức, đơn vị giải đáp. Các câu hỏi tập trung xoay quanh đến nguyên nhân dẫn đến việc nước sông Hương nhiễm đục; chất lượng nước; vấn đề môi trường, mỹ quan dòng sông; tính hai mặt của lũ trên sông Hương…Trong thời gian hơn 2 tiếng giao lưu, phần lớn các câu hỏi của độc giả được các cơ quan, tổ chức giải đáp.

Quan điểm của ông Đặng Văn Hòa, để quản lý chất lượng nước sông Hương, các cơ quan chức năng liên quan cần tuân theo các quy định, làm tốt hơn vai trò điều hành, đảm bảo thoát lũ, đảm bảo các công trình thượng nguồn, hạ du.

Với vai trò là đơn vị cung cấp nguồn nước sạch cho toàn tỉnh, bà Trần Thị Minh Tâm, cho rằng, chất lượng nước sông Hương là mối quan tâm lớn của HUEWACO, vì chất lượng nguồn nước tốt sẽ giúp làm giảm các chi phí xử lý kèm theo. Phần kinh phí đó dùng hỗ trợ cho các hoạt động ở vùng xa, nông thôn, miền núi được tiếp cận nước sạch. Với nước sông Hương, công ty thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo chuẩn của WHO. Theo chương trình này thì mỗi địa phương có Ban chỉ đạo cấp nước an toàn. “Với mong muốn nước sông Hương luôn được ổn định cho sử dụng  sản xuất và kinh doanh, mong các tổ chức trong và ngoài nước, cũng như các ban ngành quan tâm, hỗ trợ để chất lượng nguồn nước sông Hương luôn được ổn định”, bà Tâm mong muốn.

Về khía cạnh quản lý, Th.S Đặng Như Tuấn nói, đứng trước trọng trách bảo vệ nước sông Hương, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nước sông Hương, tăng cường kiểm tra các nguồn thải ra sông Hương, đầu tư các công trình xử lý chất thải trước khi thải ra sông Hương. Ông Tuấn khuyến khích người dân phát hiện những nguồn thải ra sông Hương để lực cơ quan chức năng có phương án xử lý kịp thời. “Các cơ sở sản xuất kinh doanh ảnh hưởng môi trường nước sông Hương sẽ bị đưa vào danh sách xử lý để yêu cầu đầu tư hệ thống xử lý hoặc di dời các cơ sở đó”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Lê Thọ - Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

Ra Giêng, tôi chở thằng con là sinh viên lên chơi đồi Vọng Cảnh, thăm lại nơi mà thời nó còn bé xíu, tôi đã từng chở nó đến, chỉ cho nó biết cây sim nó ra làm sao, và để cu cậu tự tay hái ăn những quả sim tím sẫm, mọng căng và ngọt lịm.

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

TIN MỚI

Return to top