ClockThứ Năm, 25/01/2018 05:46

Cần có cái nhìn khách quan về Mậu Thân 1968 ở Huế

TTH - 50 năm trôi qua, nhưng trong ký ức người đã sống tại Huế Tết Mậu Thân 1968 không bao giờ quên. Chúng ta không muốn nhắc lại những mất mát đau thương khi đang tận hưởng những ngày hòa bình. Chúng ta muốn gác lại quá khứ, nhưng đâu đó vẫn có những kẻ muốn khơi lại sự chết chóc, muốn gợi lại và đổ lỗi “thảm sát” Mậu Thân năm đó là do phía cách mạng. Sự thật sau 50 năm, qua các số liệu, nhân chứng và quy luật chiến tranh cho chúng ta cái nhìn khách quan về lịch sử.

Chiến sĩ biệt động kể chuyện 50 năm trướcMở cửa Chánh TâyQuảng Điền, Huế: Trong Xuân Mậu Thân 1968

Thành lập Ủy ban khởi nghĩa phường Thuận Cát trong chiến dịch Huế - Xuân 1968. Ảnh: Tư liệu

Thời điểm đó, người ta ví Mậu Thân Huế là 1 trong hơn 100 sự kiện lịch sử chiến tranh “đẫm máu nhất” trên thế giới. Có lý khi mà Huế là 1 trong 3 đô thị lớn ở miền Nam diễn ra giao tranh quyết liệt của quân đội 2 bên. Cuộc chiến ở các đô thị ở miền Nam cũng tương tự nhưng người ta vẫn nêu Huế như một trong những sự kiện đẫm máu nhất. Chưa chính xác, nhưng số liệu do chính quyền Sài Gòn đưa ra thời đó: Quân giải phóng chết khoảng 4.000 người, quân VNCH khoảng 4.400, có 2.800 người chết, 3.000 dân thường mất tích. Nhưng cái chính là ngụy quyền Sài Gòn muốn tuyên truyền để khỏa lấp thất bại trên chiến trường, đánh lạc hướng dư luận về tội ác của quân đội Mỹ gây ra ở Mỹ Lai (Quảng Ngãi), về sự tàn bạo của cảnh sát Sài Gòn mà điển hình là tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn người không cần xét xử trên đường phố. Hơn nữa, khuếch trương sự kiện nhằm đổ vấy cho cách mạng tàn sát tàn bạo với người bên kia chiến tuyến và dân thường vô tội.

Lịch sử chiến tranh đã chỉ ra rằng, khi cuộc chiến nổ ra thì chết chóc trở thành quy luật, các bên không sao tránh khỏi mất mát. Số thương vong ở Huế có lẽ chưa đầy đủ, nhưng cũng đã nói lên được phần nào thực tế lúc đó. Số người chết của quân giải phóng và của quân đội Sài Gòn tương đương nhau, vậy thì không thể nói ai tàn sát ai. Đó là hệ quả của giao tranh khi chiến sự diễn ra. Sự mất mát sinh mạng con người là đáng tiếc, dù là bên này hay bên kia.

Cuộc chiến 1968 không phải diễn ra trên đồng ruộng hay vùng rừng núi mà diễn ra trong thành phố với mật độ dân cư đông. Dưới bom đạn của cả 2 phía, dân thường bị đạn lạc khi chiến sự diễn ra là khó tránh khỏi. Một thực tế là, theo lệnh của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu, dưới sự yểm trợ quyết liệt của pháo binh và không quân Mỹ phải bằng mọi giá phải chiếm lại bằng được thị xã Huế. Vậy là, Huế phải hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn từ phía quân đội Mỹ Ngụy, sự chết chóc của dân thường hay binh sĩ là khó tránh khỏi.

Theo thống kê thì có 9.776 trong tổng số 17.134 nhà dân trong thành phố bị phá hủy, phần lớn là do bom và đạn pháo của Mỹ. Cũng theo thừa nhận của quân đội Mỹ, họ đã huy động tối đa vũ khí yểm trợ “tái chiếm”, trong đó có những loại gây sát thương hàng loạt (pháo 107mm bắn đạn tổ ong, bom napal, súng phun lửa…). Vũ khí này sử dụng trong thành phố thì không cần nói cũng lý giải vì sao dân thường bị chết nhiều như vậy. Đây cũng là lý do tại sao có nhiều hố chôn tập thể mà sau này bộ máy tuyên truyền chính quyền Sài Gòn đổ lỗi là do Cộng sản giết hại hàng loạt, chôn vùi tập thể…

bị áp bức dồn nén, người thân bị giết hại, có những người sống dưới chính quyền ngụy khi tham gia hoạt động quản tù binh đã bộc phát trả thù cá nhân. Lợi dụng cá biệt này, bộ máy tuyên truyền của Ngụy cho khuếch trương coi đây như là chỉ đạo của cách mạng nhằm giết hại người tham gia chế độ Sài Gòn. Ngược lại, khi tái chiếm lại Huế chính quyền Ngụy cũng tìm cách bắt bớ, trả thù những người tham gia cách mạng, trong đó có cả những người chỉ vì quyên góp tiền gạo.

Hồi ký của bà Nguyễn Thị Thanh Sung ở An Cựu kể lại việc cha của bà đã quyên góp cho cách mạng với số tiền ít ỏi, sau đó bị chính quyền Ngụy bắt và bị bí mật đưa đi bắn tập thể. Nhưng cha của bà đã sống sót một cách hi hữu (bà Sung lấy chồng là Bill Fleming, nhân viên LSQ Mỹ tại Huế, di tản đi Mỹ 1974. Bà đã cho xuất bản cuốn hồi ký Không biên giới  năm 1990, một bài viết trong hồi ký đã được đăng trên tạp chí sông Hương số 228, tháng 2 năm 2008).

Mặc dù chính quyền Ngụy lúc đó huy động rầm rộ bộ máy tuyên truyền về sự “khát máu” của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân ở Huế nhưng sự thật vẫn là sự thật. Một số sĩ quan tiểu đoàn 10 chiến tranh tâm lý sau giải phóng đã cho biết, chỉ đạo của cấp trên phải tạo ra bằng chứng giả nhằm tuyên truyền “đổ tội cho cộng sản”. “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca là một bằng chứng như vậy (sách đạt “Giải văn chương Quốc gia Việt Nam cộng hòa”  năm 1970). Chính Nhã Ca từng công khai thừa nhận ở Mỹ rằng, cuốn sách đã hư cấu nên những chuyện không có thật về những nhân vật cách mạng hiện diện vào thời kỳ đó. Họ là những nhân sĩ trí thức của Huế tham gia hoạt động cách mạng nhưng chưa hề giết hại trả thù hoặc ra lệnh sát hại người của chính quyền Ngụy. Hiện nay, trong số họ đang sinh sống ngay tại Huế và không ít lần lên tiếng về sự vu khống xuyên tạc với  chính bản thân mình.

Lịch sử đã lùi vào quá khứ. Trong chiến tranh bom đạn, chết chóc, đau thương  không thể tránh khỏi. Mậu Thân 1968 ở Huế là một bức tranh như thế. Chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan về hoàn cảnh chiến tranh cho đúng thực tế. Khép lại quá khứ để hướng đến tương lai, đừng vì hận thù, mặc cảm mà khơi lại vết thương.

NGUYỄN  PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
3
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mùa xuân quật khởi hào hùng

Cách đây 50 năm, đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã bất ngờ đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đánh vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, trong đó có những trận đánh gây tiếng vang mạnh mẽ như trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh của ngụy quyền Sài Gòn và 26 ngày đêm làm chủ TP. Huế...

Mùa xuân quật khởi hào hùng
Gặp mặt cựu binh Xuân Mậu Thân chiến trường Trị - Thiên Huế

“Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 có sự đóng góp cực kỳ to lớn của hàng ngàn con em ở mọi miền đất nước; trong đó, có sự đóng góp máu thịt của các cựu chiến binh B4, B5 – Quân khu Trị - Thiên Huế. Đảng bộ, quân và dân cả tỉnh mãi mãi bày tỏ sự trân trọng, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến những người còn sống, những đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất quê hương Thừa Thiên Huế anh hùng”.

Gặp mặt cựu binh Xuân Mậu Thân chiến trường Trị - Thiên Huế
KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968
Chiến sĩ biệt động kể chuyện 50 năm trước

Trong ký ức hào hùng về những năm tháng cầm súng bảo vệ Tổ quốc, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là sự kiện mà thương binh Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1949, tại Thủy Phương, TX. Hương Thủy) không thể nào quên.

Chiến sĩ biệt động kể chuyện 50 năm trước
Return to top