ClockThứ Sáu, 10/02/2012 05:46

Căn cứ và thời gian bắt buộc chữa bệnh?

TTH - Mới đây, anh tôi bị một cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) trên địa bàn tỉnh khởi tố về tội cố ý gây thương tích và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh rồi đưa vào Bệnh viện Tâm thần tại Đà Nẵng để điều trị. Trước đây, anh tôi chưa từng bị tâm thần. Vậy, tại sao anh tôi lại bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và phải vào Đà Nẵng để điều trị trong khi anh ấy thường trú ở Quảng Trị và gây án tại Thừa Thiên Huế? Thời gian bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là bao lâu?(Quang Minh, Hải Lăng, Quảng Trị).

- ThS. LS Nguyễn Văn Phước, Trưởng Văn phòng Luật sư Huế: Trong giai đoạn điều tra về hành vi cố ý gây thương tích của anh bạn, cơ quan CSĐT nghi ngờ đối tượng không có năng lực trách nhiệm hình sự nên đã trưng cầu giám định pháp y tâm thần (không phụ thuộc vào việc anh bạn trước đây có từng bị bệnh tâm hay không). Căn cứ vào kết luận giám định pháp y này, Viện KSND cùng cấp đã quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với anh bạn. Khoản 1, điều 14 Nghị định 64/2011/NĐ-CP quy định: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Vì vậy, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng có trách nhiệm tiếp nhận và điều trị cho anh bạn.

Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng Giám định Pháp y tâm thần tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó. Căn cứ vào kết luận của hội đồng về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh sẽ ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này. Do đó, không thể trả lời chính xác cho bạn thời gian mà anh của bạn bị áp dụng biện pháp chữa bệnh là bao lâu, mà phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sự hồi phục của anh ấy. Nếu hội đồng kết luận anh bạn đã khỏi bệnh thì lúc này thời gian bắt buộc chữa bệnh đã hết và các hoạt động tố tụng đã tạm đình chỉ trước đây sẽ được phục hồi lại theo quy định. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Bùi Vĩnh (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân
Return to top