ClockChủ Nhật, 01/10/2017 08:27
ĐƯA NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CUNG ĐÌNH HUẾ VÀO TOUR DU LỊCH:

Cần thêm bàn tay kết nối

TTH - Người ta vẫn thắc mắc: “Tại sao rất nhiều du khách đến Huế cứ muốn được xem cho bằng được một chương trình ca Huế trên sông Hương mà không phải là Nhã nhạc; trong khi, Nhã nhạc mới là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại trên đất Cố đô...”.Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhã nhạc đang được Thừa Thiên Huế gìn giữ và thể hiện vẻ đẹp riêng bằng nhiều cách khác nhau.

Biểu diễn Nhã nhạc

Vẻ đẹp riêng có

Mang ý nghĩa “âm nhạc tao nhã’’, Nhã nhạc đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các dịp lễ quan trọng. Mặc dù đã có từ thế kỷ thứ 13, nhưng đến triều Nguyễn, Nhã nhạc mới đạt đến độ điêu luyện và được coi là âm nhạc chính thức của cung đình. Năm 1945, nền quân chủ của nhà Nguyễn kết thúc, đất nước Việt Nam tiếp tục bị chiến tranh liên miên, sự sống còn của Nhã nhạc bị đe dọa nghiêm trọng khi loại hình nghệ thuật này mất đi môi trường diễn xướng cung đình và mất đi một phần chức năng xã hội nguyên thủy. Từ sau năm 1975, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin và lãnh đạo tỉnh có nhiều chủ trương để bảo tồn loại hình văn hóa độc đáo này. Nhờ đó, đến nay Thừa Thiên Huế đã phục hồi được gần 100 bài cả lễ nhạc lẫn vũ khúc cung đình của Nhã nhạc. Nhã nhạc cũng trở thành món quà tinh thần rất ý nghĩa được tỉnh nhà, nước nhà chọn chiêu đãi đối tác ngoại giao quan trọng trong tỉnh, trong nước và cả quốc tế.

Sớm nắm bắt được nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch, từ năm 2003, Huế đã triển khai dự án biểu diễn Nhã nhạc nói riêng và các loại hình nghệ thuật cung đình Huế nói chung (bao gồm và tuồng cung đình và múa cung đình), để phục vụ du khách. Đầu tiên là mở cửa Nhà hát Duyệt Thị Đường, không gian diễn xướng được xếp vào loại cổ nhất Việt Nam, được triều Nguyễn xây dựng cách đây gần 200 năm. Và nay, ngoài sân khấu Duyệt Thị Đường có bán vé dịch vụ, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đã tổ chức thêm nhiều điểm biểu diễn nhã nhạc trong không gian của Đại Nội, phục vụ miễn phí khách tham quan. Đó là cách mà Thừa Thiên Huế giới thiệu với du khách vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc trong lòng di sản vật thể kiến trúc cung đình Huế.

Mặc dù không còn giữ được diện mạo như xưa, nhưng Nhã nhạc vẫn là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Ở nhiều hoạt động văn hóa quan trọng, Nhã nhạc đã được tôn vinh mà gần đây nhất là sự kiện Nhà hát Duyệt Thị Đường đón 2 vị khách hoàng gia là Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, qua chương trình biểu diễn tinh túy gói gọn trong 8 phút với 3 bài bản: Tam luân cửu chuyển, Lân mẫu xuất lân nhi và Lục cúng hoa đăng. Hy vọng, Cố đô Huế nói chung và sân khâu Nhã nhạc nói riêng sẽ đón thêm nhiều du khách từ Nhật Bản nhờ hiệu ứng tốt đẹp của chuyến thăm này.

Trình diễn nghệ thuật cung đình Huế trước Thế Miếu

Đưa vào tour - cần sự chung tay

Trong một dịp đến Huế năm 2015, nữ nhà văn Mỹ Carol Howland – người từng đến Huế 14 lần và từng xuất bản một số sách giới thiệu về văn hóa và con người Việt Nam, chia sẻ: “Cố đô Huế thật xứng đáng để tự hào về những di sản văn hóa nghệ thuật cung đình đã được phát triển đến đỉnh cao. Nhưng tôi thấy Huế vẫn chưa đưa những loại hình nghệ thuật này đến được với nhiều người. Tôi thường có suy nghĩ chuyến đi của mình chưa thành công nếu đến Bắc Kinh mà chưa xem được một đêm nhạc truyền thống của họ. Ở đó, người ta tổ chức các chương trình nhạc truyền thống hằng đêm kết hợp phục vụ dạ tiệc. Vì vậy, dù phải trả tiền rất nhiều để có được một tấm vé xem, tôi cũng không tiếc. Với những gì mình đang có, tôi nghĩ các bạn cần quảng bá nhiều hơn nữa để nhiều người biết hơn, hiểu hơn và có ý thức bảo tồn những di sản này tốt hơn”.

Nhiều vấn đề then chốt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nghệ thuật truyền thống cung đình Huế đã được bàn đến rất nhiều từ thời điểm đất nước thống nhất và vẫn còn được tiếp tục bàn đến hôm nay, như: điều tra hiện trạng, xây dựng kế hoạch sưu tập, tư liệu hóa, đẩy mạnh truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các ngành văn hóa và du lịch, mở rộng điểm diễn và tăng cường suất diễn, thậm chí là thay đổi cả mô hình hoạt động của đơn vị được giao quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế hiện nay… Tuy nhiên, công tác này cần rất nhiều thời gian, cần nhiều sự vào cuộc có trách nhiệm, tâm huyết và đồng bộ của nhiều ban, ngành trong tỉnh.

Mở cửa Đại Nội đón khách tham quan về đêm là một trong những nỗ lực của Thừa Thiên Huế nhằm làm mới đêm Huế, khi cả một thời gian dài, du khách ở lại với Cố đô không có nhiều dịch vụ để lựa chọn ngoài ca Huế trên sông Hương. Trong chương trình này, ngoài hiệu ứng ánh sáng tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa của cung đình Huế, linh hồn của Đại Nội về đêm là những tiết mục nghệ thuật truyền thống cung đình Huế được tăng dày và biểu diễn phục vụ du khách tại nhiều điểm.

Sau một thời gian hoạt động vừa thử nghiệm vừa hoàn thiện, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, bày tỏ. “Đối với một sản phẩm du lịch mới, nến chỉ riêng trung tâm thực hiện thì rất khó thành công. Chúng tôi rất mong có sự đồng hành của các ngành, địa phương liên quan và cùng hướng đến lợi ích chung của du khách để Đại Nội về đêm ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Nếu chúng tôi là những người nông dân, nỗ lực gieo trồng và tạo ra sản phẩm chất lượng dù có tốt thế nào nhưng thiếu sự kết nối quảng bá, thiếu những đầu mối tiêu thụ, thiếu người tiêu dùng thì rồi cũng sẽ thất bại. Chúng tôi đang rất lo”.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Return to top